Xin Ký Thỉnh Nguyện Thư Yêu Cầu Hạ Viện Canada Thông Qua Dự Luật: S-219 " Ngày Hành Trình Tìm Tự Do" ( The Journey To Freedom Day). 1)-Thỉnh Nguyện Thư cần gởi đến các Dân Biểu, Thượng Nghị Sỉ trể lắm là tuần lể thứ ba của Tháng Giêng, 2015. Sau khi được Hạ Viện thông qua, Dự Luật sẽ trở thành Đạo Luật và hy vọng ông Toàn Quyền Canada sẽ thay Nử Hoàng ký trước ngày Quốc Hận, 30 tháng 04 năm 2015. 2)-Xin vận động ít nhất là 10,000 ( mười ngàn) chử ký. Nhưng nếu được nhiều hơn thì càng tốt. 3)-Không những chỉ cộng đồng Việt tại Canada mới được ký Thỉnh Nguyện Thư. Tất cả cộng đồng Việt khắp nơi trên thế giới đều ký được, ngoài ra mọi người Ngoại Quốc, dân Canada, Mỹ, Úc, Pháp, Đức, v.v. đều ký được nếu họ ủng hộ Dự Luật. Xin nhắc lại là Dự Luật S-219 là một sự SĨ NHỤC đối với tà quyền việt cộng vì vậy chúng tìm mọi cách ngăn chận không cho Dự Luật được thông qua. Là người Việt Quốc Gia không chấp nhận chế độ độc tài việt cộng, chúng ta cần cho cộng đồng thế giới Tự Do biết là tà quyền việt cộng không tôn trọng Tự Do, Quyền Làm Người bị hủy diệt vì vậy nên bắt đầu Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, hàng triệu người Việt đã phải bỏ Nước ra đi. Ngoài ra việc hàng ngàn người Việt đồng ký Thỉnh Nguyện Thư còn chứng tỏ cho Quốc Hội và Chính Phủ Canada thấy là chúng ta là một tập thể đoàn kết với "Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói". Thượng Nghị Sỉ Ngô Thanh Hải cũng nhấn mạnh là Ngày 30 Tháng Tư muôn đời vẫn là Ngày Quốc Hận trong tâm tư mỗi người Việt chúng ta. Dù Dự Luật được Quốc Hội thông qua, nhưng trong các Bản Tin, Văn Kiện hay trong những đối thoại hàng ngày giửa người Việt với nhau, chúng ta vẫn gọi 30 Tháng Tư là Ngày Quốc Hận, hay Tháng Tư Đen. Vậy tha thiết xin quý cô bác, anh chị hãy cho việt cộng thấy là chúng ta Đoàn Kết và có Tình Thương Yêu Dân Tộc, bằng ngòi bút chúng ta sẽ đánh bại tà quyền việt cộng trong trận đánh ngoại giao nầy. Việc ký Thỉnh Nguyện Thư nầy chỉ mất vài ba phút trong đời người của mình, vậy xin quý cô bác, anh chị đừng nở bỏ qua. Xin bấm vào link bên dưới From: <jason.kenney@parl.gc.ca> Date: Wed, Dec 10, 2014 at 7:57 PM Subject: Support Senator Thanh Hai Ngo's "Journey to Freedom Day Act" (Bill S-219)/ Soutien au projet de Loi sur la Journée du Parcours vers la liberté du sénateur Thanh Hai Ngo (projet de loi S-219) To: jason.kenney@parl.gc.ca Dear friend: My friend and colleague Senator Hai Ngo has tabled the Journey to Freedom Act (Bill S-219) to commemorate the flight from communist oppression of millions of Vietnamese refugees, many of whom secured their freedom in Canada. Unfortunately, as you will see from the article below, the Liberal Party is bending to foreign pressure by trying to filibuster and delay the Journey to Freedom Act. You can learn more about the Journey to Freedom Act here: http://senatorngo.ca/black-april-day-act-s-219/ If you support the Journey to Freedom Act, please show your support by completing this online petition: http://www.jasonkenney.ca/news/petition-the-journey-to-freedom-act-bill-s-219/ As always, I invite you to share this message with friends and family. Sincerely, Hon. Jason Kenney, PC, MP Calgary Southeast www.JasonKenney.ca Những suy tư về ngày 30/4 được chánh thức công nhận bằng luật pháp Canada. Nguyễn Sỹ Thùy Ngân Vô cùng tri ân Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, người đã làm việc cho chính phủ Canada nhưng luôn đem trái tim Việt Nam ra để giúp đở và hướng dẩn cộng đồng mình làm việc ngày càng có hiệu quả hơn bằng cách vận động trực tiếp về Hành Pháp với Thượng Viện Canada. Vì muốn biết tận tường buổi bỏ phiếu ở Thượng nghị Viện ra sao, nên vào giờ chót tôi quyết định xin theo phái đoàn do anh Phát Hội Cựu Sĩ Quan Thủ Đức hướng dẩn lên Ottawa. Tôi được may mắn là một trong 10 người (danh sách trình lên để tham dự là 12, nhưng có 2 người bị bịnh trước khi khởi hành) đến chứng kiến cuộc bỏ phiếu tại Thượng Viện Canada ngày Dec. 8, 2014. Có tận mắt thấy cuộc bỏ phiếu mới thấy được tấm lòng của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải và thấy được sức mạnh của sự đồng lòng trong cộng đồng chúng ta qua việc cùng nhau gởi email thỉnh nguyện thư tới các Thượng Nghị Sĩ ở Thượng Viện. Mặc dù chỉ trong vòng thời gian rất ngắn mà email của cộng đồng Việt mình đã tràn ngập Mail Box của các Thượng Nghị Sĩ (TNS). Các TNS ở Thượng Viện rất quan tâm khi nhận được nhiều email của chúng ta gởi đến, và đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng để giúp cho việc vận động thông qua Bill S-219 được thuận lợi hơn. Được biết: Black April là cái tên được TNS Ngô Thanh Hải đề nghị từ trước nhưng đã không được thông qua, vì phần đông những TNS không rỏ ý nghĩa và cũng không thấy thoải máy khi chúng ta dùng chử Black. Theo Thủ Tướng Harper thì chử Black là chử rất sensitive, khuyên chúng ta nên tránh! Và ông là người đề nghị cái tên: Journey to Freedom Day (Hành trình đi tìm tự do) thì dễ hiểu và đầy đủ ý nghĩa hơn. Và đó là lý do tại sao chúng ta có cái tên: Journey to Freedom Day. Và cũng nhờ cái tên nầy mà đã được sự đồng cảm và ủng hộ của hầu hết các TNS ở Thượng Viện với 45 phiếu thuận của các TNS Đảng Bảo Thủ, 4 phiếu chống và 14 phiếu trắng của các TNS Đảng Tự Do và Độc lập. Mục đích chánh của chúng ta là muốn ngày 30/4 là ngày được chính thức công nhận trong luật pháp Canada, cho nên dù tên gọi là Journey to Freedom Day hay Black Friday mà lá Cờ Vàng được công nhận đại diện chánh thức, mới là việc chính yếu. Xin đừng vì cái tên gọi không đúng ý mình mà bàn ra tán vào làm hoang mang dư luận, gây chia rẻ trong cộng đồng mình thì không có ích lợi gì! Xin hãy vui mừng vì dự luật nầy đã được thông qua và hãy đón nhận cái tên do Thủ Tướng Canada đề nghị Journey to Freedom Day một cách trân quí và vì TNS Ngô Thanh Hải đã âm thầm làm việc rất tận lực mới được kết quả tốt đẹp nầy. Xin ghi lại đây những gì đã nghe và thấy trong ngày chứng kiến cuộc bỏ phiếu tại Thượng Viện Canada ngày Dec. 8, 2014 vừa qua với lòng biết ơn vì Bill S- 219 đã đươc thông qua, nhưng khi viết lại những dòng chử nầy, sao lòng tôi thấy vẩn còn day dứt và mang nhiều suy tư khi nhớ lại lúc nhìn phái đoàn Việt 10 người, đồng loạt quấn khăn Cờ Vàng chỉnh tề, đứng từ trên cao giơ tay chào đáp lể lúc giới thiệu phái đoàn Việt Nam đến chứng kiến cuộc bỏ phiếu. Lúc đó toàn thể TNS ở Thượng Viện đã hướng về phái đoàn Việt Nam vổ tay chào đón một cách nồng nhiệt, thế mà lúc đó tôi lại thấy mắt mình…cay cay, vì sao giờ phút nầy, đứng ở nơi đây, sao chỉ có 10 người mà không là 100 người hay nhiều hơn thế nữa? Câu hỏi nầy đã làm tôi trăn trở, cùng lúc nhớ tới lời TNS Ngô Thanh Hải đã nhắc nhở chung cho chúng ta là: -Thấy nước(Tổ Quốc) chứ không thấy người (có cách làm khác) Có nghĩa là chúng ta có chung cùng nhịp đập của trái tim thương yêu dân tộc và có cùng mục đích là tranh đấu cho một quê hương không Cộng Sản, nhưng mổi người chúng ta vì quá tha thiết nên có những cách đấu tranh khác biệt nên vì thế mà chưa hiểu hết nhau. Cho nên chúng ta nên đặt lợi ích của viêc tranh đấu cho đất nước được tự do là trên hết, chứ không nên lấy sự khác biệt của cách làm việc mà cho là quan trọng để rồi dẩn đến kết quả là sự tách biệt xa rời nhau làm mất đi sức mạnh của tính đoàn kết. Từ nay, chúng ta chỉ “thấy nước, chứ không thấy người” khi làm việc chung với nhau nhé! Nguyễn Sỹ Thùy Ngân Dec. 09, 2014 Một dư luật ở Thượng viện Canada làm căng thẳng ngoại giao với Việt Nam. Posted on December 6, 2014 by editor Joan Bryden | DCVOnline lược dịchMột Dự luật, do Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải bảo trợ, công nhận 30 tháng 4 là một ngày quốc lễ để kỷ niệm cuộc di tản của người Việt Nam tị nạn cộng sản và sự đón nhận của Canada sau ngày Sài Gòn rơi vào tay lực lượng cộng sản Bắc Việt. TNS Ngô Thanh Hải. Nguồn: parl.gc.ca OTTAWA – Một dự luật ít người biết đến do một Thượng nghị sĩ Đảng Bảo thủ bảotrợ đã gây ra tranh cãi ngoại giao giữa Canada và Việt Nam. Bất chấp cảnh báo của Việt Nam rằng nó sẽ có tác động xấu đến quan hệ giữa hai nước, chính phủ Harper dường như đã quyết tâm thông qua dự luật này. Dự thảo luật này do Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải bảo trợ, công nhận 30 tháng 4 là một ngày quốc lễ để kỷ niệm cuộc di tản của người Việt Nam tị nạn cộng sản và sự đón nhận của Canada sau ngày Sài Gòn rơi vào tay lực lượng cộng sản Bắc Việt. Dự luật ban đầu được gọi là “Đạo luật Ngày tháng Tư Đen” vì 30 tháng 4 được nhiều người biết đến, kể cả thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải, một người tị nạn cộng sản hồi cuối cuộc chiến tranh Việt Nam. Vì những phản đối om sòm của phía chính phủ Việt Nam, tên của dự luật này đã được đổi thành “Đạo luật Hành trình tìm Tự do”. Nhưng nội dung dự luật vẫn không thay đổi. Mùa Xuân vừa qua Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đã trình bày trước Thượng viện Canada bắt đầu cuộc thảo luận dự luật,
Khi dự luật “Hành trình tìm Tự do” được gởi đến Ủy ban Nhân quyền của Thượng viện để nghiên cứu, Đại sứ Việt Nam tại Canada đã viết thư cho Chủ tịch ủy ban để bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” về dự luật đó của chính phủ của ông, và yêu cầu dược tham dự như là một nhân chứng. Đảng Bảo thủ, đa số trong ủy ban Nhân quyền Thượng viện, từ chối không mời Đại sứ Việt Nam theo lời yêu cầu; thay vào đó ủy ban Nhân quyền đã gởi thư cho ông Đại sứ. Tuy nhiên, sau khi chỉ nghe từ 3 nhân chứng, kể cả ông Thượng nghị sĩ NgôThanh Hải, ủy ban đã kết thúc phần nghiên cứu dự luật trước khi nhận định của Đại sứ Việt Nam, phải dịch sang tiếng Pháp, có thể được đệ trình. Trong văn bản đệ trình đó, Ủy ban Nhân quyền đã không cứu xét, Đại sứ Việt Nam cáo buộc Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải nạo vét quá khứ, tô vẽ một cái nhìn méo mó về lịch sử của quê hương ông và bỏ qua mối quan hệ song phương tích cực giữa Việt Nam với Canada trong 40 năm qua. Đại sứ CHXHCNVN Tô Anh Dũng viết:
Ông Dũng viết thêm rằng chính phủ của ông đã
Hồi tháng Sáu, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của CHXHCN Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, đã viết thư cho Ngoại trưởng Canada John Baird, để bày tỏ mối quan tâm của ông. Ông viết:
Một phát ngôn viên của Ngoại trưởng Baird nhấn mạnh rằng đây “không phải là một dự luật của chính phủ” đồng thời thượng nghị sĩ và dân biểu đều có tự do để giới thiệu dự luật của mình.
Tuy nhiên, nhóm lãnh đạo của chính quyền trong Thượng viện, được biết thường không làm phật lòng Thủ tướng Stephen Harper, có vẻ đã quyết tâm thông qua dự luật. Dự luật này đáng lẽ đã được bỏ phiếu thông qua tại Thượng viện hôm thứ Năm, nhưng Chủ tịch đảng Tự do ở Thượng viện, TNS James Cowan đặt câu hỏi tại sao đảng cầm quyền lại vội vàng như vậy. “Chúng tôi chỉ được phép nghe [quan điểm] của một phía của câu chuyện (tại Uỷ ban), từ những người ủng hộ dự luật,” TNS Cowan nói với Thượng viện. Sự thiếu sót một “nghiên cứu nghiêm túc và cân bằng” về dự luật, Cowan nói rằng ông không biết liệu nó có xứng đáng được ủng hộ hay không (?) “Đây không phải là cách các đạo luật được thông qua tại quốc gia này. Đây không phải là con đường đúng cho cái gọi là ‘cuộc hành trình đến tự do’, ông nói. Đảng Bảo thủ với đa số đã ngăn cả cố gắng của TNS Cowan để hoãn lại cuộc tranh luận về dự luật để gởi dự luật lại cho ủy ban nhân quyền nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, các thượng nghị sĩ đảng Tự do yêu cầu có cuộc bỏ phiếu được ghi lại, đã hoãn việc biểu quyết về dự luật này cho đến tuần tới. Dự luật này dường như đã làm rạn nứt cộng đồng người Việt Nam tại Canada. Trong lúc ủy ban Nhân quyền đã nghe lời khai ủng hộ dự luật từ phía Liên hội Người Việt tại Canada và Hội Lịch sử Di dân Canada, Chủ tịch ủy ban Nhân Quyền cũng đã nhận được nhiều thư từ một số tổ chức khác – kể cả các đại diện của Hội Thân hữu Canada-Việt Nam và Hội đồng Thương mại Canada-Việt Nam – đã nói rằng dự luật này sẽ tạo ra căng thẳng giữa người dân Canada gốc Việt, nhiều người đã bỏ qua quá khứ và bây giờ muốn có quan hệ hữu nghị với Việt Nam. © 2014 DCVOnline Nguồn: Obscure Senate bill sparks diplomatic spat with Vietnam. The Toronto Star, December 5, 2014. |