Ai dám đương đầu với Trung Quốc? TNS Ngô Thanh Hải nêu gương điển hình

posted Jun 14, 2019, 10:24 AM by Le Phan   [ updated Jun 14, 2019, 10:42 AM ]
Ai dám đương đầu với Trung Quốc?
TNS Ngô Thanh Hải nêu gương điển hình
 
 Terry Glavin, Maclean’s, 26/5/2019
(Phạm Vũ Lửa Hạ dịch)
 
 
Thủ tướng Stephen Harper bắt tay với Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải trong dịp Tết Việt Nam
ở Mississauga, Ontario, ngày 19/1/2013. (Ảnh: Aaron Vincent Elkaim / The Canadian Press)
 
Tạm gạt qua một bên lựa chọn ưa thích của Thủ tướng Justin Trudeau là giả vờ như chuyện đó thậm chí chẳng đang diễn ra, có thể nói có hai trường phái tư tưởng tại và xung quanh Ottawa về cách phản ứng với điều mà tất cả các bên đều đồng ý là sự tuyệt giao trầm trọng nhất về quan hệ bang giao Canada-Trung Quốc kể từ cuộc thảm sát Quảng trường Thiên An Môn cách đây 30 năm.
 
Trường phái thứ nhất là lập trường của giới chính thống lâu đời Đảng tự do. Đó là lập trường đã thể hiện gần như không gián đoạn kể từ khi phái bộ Team Canada (Đội Canada) hùng hậu đầu tiên của Jean Chretien tới Trung Quốc vào năm 1994, phái bộ được Thủ tướng Trudeau đưa vào guồng hoạt động hết tốc lực ngay sau khi ông nhậm chức vào năm 2015.
 
Tất thảy vì mục tiêu tăng cường thương mại, các kết giao chính trị, các quan hệ văn hóa và lắm thứ quan hệ chằng chịt như vậy; chính sách này đã được John McCallum, đại sứ gần đây nhất của Canada tại Bắc Kinh, hăng hái mô tả là “nhiều hơn, nhiều hơn, nhiều hơn”. Chẳng oan khi nói rằng cách nhìn nhận vấn đề như vậy đã hoàn toàn mất uy tín trong những tháng gần đây, nhưng nó vẫn là quan điểm chủ đạo trong giới chóp bu của Đảng Tự do.
 
Theo quan điểm này, ưu tiên hàng đầu của Canada hiện tại nên là chấp nhận bất cứ nhượng bộ nào mà Bắc Kinh cho là cần thiết để khôi phục tình hình. Đó là làm sao để nhà ngoại giao đang nghỉ phép Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor được trả tự do, và làm sao để Bắc Kinh bãi bỏ lệnh cấm vận đối với sản phẩm hạt cải dầu (canola) và thịt heo xuất khẩu trị giá hàng tỷ đô-la của Canada. Mong muốn của giới vận động thương mại với Trung Quốc của Canada và các tổ chức nghiên cứu độc lập và các học viện có thiên hướng ủng hộ theo nhiều cách khác nhau của Canada là khôi phục tình hình trở lại thời “nhiều hơn, nhiều hơn, nhiều hơn”, một cách càng hợp lý và kín đáo càng tốt.
 
Tại Thượng viện Canada, đây là quan điểm chủ đạo. Và nó được thực thi nghiêm ngặt.
 
Một người bất đồng quan trọng với quan điểm đó là Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải, nhà hoạt động nhân quyền 72 tuổi được Thủ tướng Stephen Harper của chính phủ Đảng Bảo thủ bổ nhiệm năm 2012. Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải nằm trong nhóm thiểu số ở Thượng viện mà quan điểm về hiện trạng phản ánh trường phái tư tưởng thứ nhì.
 
Theo cách nhìn nhận tình hình này, đòn trả đũa tổng lực của Tập Cận Bình đối với việc Canada bắt giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) của tập đoàn Hoa Vi (Huawei) theo yêu cầu dẫn độ của Bộ Tư pháp Mỹ là một quân cờ trong ván cờ dài lâu của Bắc Kinh nhằm thống lĩnh thế giới bằng cách luân phiên phá hoại bằng kiểu “cá lớn nuốt trọn” và ăn hiếp các chính phủ yếu và thường phục tùng Trung Quốc như kiểu đặc trưng của chính phủ Trudeau.
 
Hành vi côn đồ gần đây của Tập Chủ tịch hoàn toàn để phá hoại và thay thế các quy tắc và thông lệ quốc tế mà Ngoại trưởng Chrystia Freeland đã cố gắng vận động các nước thành viên Liên Hợp Quốc ủng hộ — cái trật tự toàn cầu đã giúp cho các nền dân chủ tự do của thế giới phát triển mạnh mẽ trong chừng 70 năm qua.
 
Trước sự bực bội của các thượng nghị sĩ Đảng Tự do và nhóm đa số “độc lập” do Đảng Tự do bổ nhiệm của Thượng viện, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải nhìn nhận vấn đề theo cách này, và ông đã không chịu tuân theo chủ trương chính sách lâu đời ở Ottawa là tốt nhất nên cúi đầu và cư xử theo cách Bắc Kinh muốn với hy vọng giành được các nhượng bộ thương mại có lợi cho các công ty Canada có lợi ích kinh doanh ở Trung Quốc.
 
Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã đấu tranh đòi có những phản ứng cứng rắn với việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp các nhóm thiểu số, sự hiếu chiến của Bắc Kinh trong khu vực, và các xâm phạm của nhà nước Trung Quốc ở Canada. Trong ba năm qua, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã đặt 29 câu hỏi với chính phủ về các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, sự xâm nhập của Trung Quốc và xã hội Canada và việc Trung Quốc sách nhiễu và uy hiếp người Canada gốc Hoa và người Canada gốc Tây Tạng.
 
Trong năm qua, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã đặt sáu câu hỏi gai góc cho chính phủ về phản ứng nhu nhược của nội các Trudeau về mối nguy việc đấu giá Internet thế hệ thứ 5 (5G) của Canada bị mở toang cho Huawei. Đại tập đoàn viễn thông Thâm Quyến này, một nhánh của nhà nước Trung Quốc về mọi thứ trừ cái tên, thuộc sở hữu của một ủy ban “công đoàn” không đại diện cho công nhân viên Huawei nhưng lại báo cáo trực tiếp cho giới chóp bu Trung Cộng ở Bắc Kinh. Tổng giám đốc của Huawei, Nhậm Chánh Phi (Ren Zhengfei), cha của Mạnh Vãn Chu, là một đảng viên cộng sản cấp cao.
 
Những sự kiện gần đây đã chứng tỏ Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải xưa nay đều đúng về những mối nguy Bắc Kinh gây ra cho trật tự thế giới, và về vai trò nham hiểm mà các tay sai có ảnh hưởng của Bắc Kinh đang đảm nhiệm tại Canada. Quả đáng ngạc nhiên là ông không thốt lên “Tôi đã nói mà”, tựa lưng trong chiếc ghế dễ chịu của ông tại Thượng viện và chỉ việc từ nay ngồi yên ở đó mà nhìn các đối thủ của mình quằn quại. Nhưng Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải nào chịu ngồi yên.
 
Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải nói rằng Tập Cận Bình hiện đang tiến hành một chiến dịch thù địch với Canada và ông ta đang thắng, mà chẳng nhọc công. “Tôi nghĩ đúng vậy.” Để phản ứng trước vụ bắt Spavor và Kovrig một cách tùy tiện chỉ mấy ngày sau khi Mạnh Vãn Chu bị bắt ở Vancouver theo yêu cầu của Mỹ liên quan tới các cáo buộc gian lận ngân hàng và vi phạm các chế tài của Mỹ với Iran, “Canada, cho tới nay, chúng ta đã chẳng làm gì. . . chúng ta đã chẳng làm gì,” Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải nói với tôi hôm nọ.
 
“Tôi nghĩ Canada nên đi theo một hướng khác. Tôi không nghĩ hiện nay chúng ta nên đàm phán vì họ sẽ chẳng lay chuyển. Họ thậm chí chẳng thèm nhấc điện thoại. Thêm hai người Canada bị kết tội ma túy ở Trung Quốc gần đây có mức án bị nâng một cách lộ liễu lên án tử hình. Chúng ta đã làm gì. Chẳng gì hết.”
 
Nhìn tổng quan hơn, Canada đã hầu như im lặng về việc Bắc Kinh giam ít nhất một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại các trại tập trung ở tỉnh Tân Cương hẻo lánh và gần như cấm tiếp cận. Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải mô tả các biện pháp hà khắc của Bắc Kinh “chẳng khác gì diệt chủng văn hóa”. Canada lại còn để mình trở thành con tin cho chính sách “Một Trung Hoa” do Bắc Kinh kiểm soát mà đã làm thui chột đáng kể quan hệ của Canada với một nền dân chủ tự do tương đồng, Đài Loan.
 
Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải nói rằng phạm vi ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Canada lan sâu rộng hơn hiểu biết của phần lớn mọi người, và người Canada nên chú ý tới cách hành vi của Thượng viện được thực thi có lợi cho Trung Quốc.
 
Thượng nghị sĩ Peter Harder, người đứng đầu ban chuẩn bị cho Trudeau nhậm chức năm 2015, là một cựu chủ tịch của Hội đồng Kinh doanh Canada-Trung Quốc. Ông cũng là một cựu chủ tịch của Sáng hội Pierre Elliott Trudeau, tổ chức đã được tăng ngân quỹ một cách gây tranh cãi vào năm 2016 với khoản quyên tặng $200000 từ một doanh nhân ngân hàng Trung Quốc và người thân cận Đảng Cộng sản. Harder hiện nay là thủ lãnh của chính phủ tại Thượng viện gồm 105 thành viên.
 
Nhóm Tự do “chính thức” nhỏ ở Thượng viện do Thượng nghị sĩ Joseph Day, chủ tịch Hiệp hội Lập pháp Canada-Trung Quốc, đứng đầu; hiệp hội này cho các nghị sĩ Canada kết giao với Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân, cơ quan bù nhìn của Trung Quốc. Mặc dù Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) thậm chí chẳng thèm phúc đáp các cuộc điện thoại của [Ngoại trưởng Canada] Chrystia Freeland, Thượng nghị sĩ Day và một nhóm nhỏ các nghị sĩ trong hiệp hội lập pháp có chuyến tham quan có người hướng dẫn tại các thành phố Trung Quốc chỉ mới tuần rồi. Trong chuyến tham quan trước của nhóm này hồi tháng 1, chỉ một tháng sau khi Kovrig và Spavor bị vội vã đưa tới các trại giam và không được cho gặp luật sư, vụ việc của họ thậm chí không nằm trong chương trình nghị sự, theo thú nhận của Thượng nghị sĩ Day vào lúc đó.
 
 
Đảng Bảo thủ có 30 thượng nghị sĩ, nhưng tới nay nhóm lớn nhất tại Thượng viện là “Nhóm Thượng nghị sĩ Độc lập” gồm 58 thành viên, nay được dẫn đầu bởi một trong những trường hợp bổ nhiệm vào Thượng viện gây tranh cãi nhất trong những năm gần đây Yuen Pao Woo. Nhóm này chủ yếu gồm các thượng nghị sĩ do chính phủ Đảng Tự do bổ nhiệm.
 
Tuy Trudeau đã và đang chọn các ứng cử viên Thượng nghị sĩ từ các đề cử của một ủy ban cố vấn “độc lập” mới thành lập, nhóm Độc lập gần như luôn luôn bỏ phiếu theo hướng ủng hộ chính phủ. Và mặc dù Thượng nghị sĩ Woo không thích được mô tả là “thân Bắc Kinh”, ông hiếm khi được mô tả theo cách nào khác.
Bài phát biểu đầu tiên của Thượng nghị sĩ Woo tại Thượng viện là phản đối một kiến nghị do Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đưa ra về việc phản đối việc Bắc Kinh sáp nhập Biển Đông (South China Sea) và việc Trung Quốc liên tục thách thức luật quốc tế.
 
Kiến nghị của Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải cuối cùng đã được thông qua năm ngoái, nhưng chỉ sau rất nhiều đấu tranh giằng co về thủ tục, và Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải dự kiến sẽ có sự phản đối quyết liệt với dự luật ông đã đưa ra để tu chính Đạo luật Đầu tư Canada để bảo đảm rằng tất cả các thương vụ mua lại công ty Canada do các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc thực hiện phải được đánh giá về an ninh quốc gia.
 
Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải nói rằng Canada không thể làm gì nhiều để kìm hãm Trung Quốc ngoại trừ liên minh với các nền dân chủ cùng chí hướng, nhưng đồng thời Canada có những công cụ có thể sử dụng. “Luật Magnitsky” của Canada đã cho phép [Ngoại trưởng] Freeland áp dụng các chế tài đối với những kẻ vi phạm nhân quyền khét tiếng trong các chế độ ở Saudi Arabia, Nga, Venezuela và Myanmar, nhưng lạ lùng thay, không áp dụng với những kẻ vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc – không áp dụng cho những gì đã gây ra với Kovrig và Spavor, và thậm chí không áp dụng cho những điều đang gây ra cho người Hồi giáo ở Tân Cương.
 
“Tất cả những điều này chúng ta đều biết, và chúng ta chẳng làm gì. Chúng ta nên chế tài họ. Nhưng chúng ta chẳng chế tài quan chức Trung Quốc nào theo luật Magnitsky,” Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải nói. “Thậm chí chẳng một quan chức Trung Quốc nào bị”.
 
Trong nhiều biện pháp phòng vệ và ngoại giao mà Canada có thể thực hiện, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải nói Ottawa nên đóng cửa nhiều Viện Khổng tử do Bắc Kinh tài trợ đã thành lập tại các trường và đại học của Canada. “Đóng cửa hết những Viện Khổng tử này ở Canada. Đây là những ổ gián điệp.”

Đứng đầu danh sách hành động của Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải: tước quốc thư của đại sứ Trung Quốc Lô Sa Dã (Lu Shaye) và trục xuất ông ta khỏi Canada. “Tống đại sứ về nước. Vậy đó. Hãy để Trung Quốc thấy rằng chúng ta rất nghiêm túc về chuyện này.”
 
“Chúng ta phải thay đổi đường hướng. Đường hướng hiện nay không có tác dụng.”

Who’s going to stand up to China?
This Canadian senator, for one.
Terry Glavin: Arrested Canadians, human rights abuses, 
spying: ‘Send the Chinese ambassador home,’ 
says Senator Thanh Hai Ngo

by Terry Glavin, Maclean’s, May 26, 2019


Stephen Harper shakes hands with Ngo during Vietnamese Lunar New Year events 
in Mississauga, Ont., on Jan. 19, 2013. (THE CANADIAN PRESS/Aaron Vincent Elkaim) 

Setting aside Prime Minister Justin Trudeau’s preferred option of pretending that it isn’t even happening, there are what you could call two schools of thought in and around Ottawa about how to respond to what all sides agree is the deepest rupture in Canada-China relations since the Tiananmen Square massacre of 30 years ago.

The first is the old Liberal establishment standpoint. It’s the one that has run an almost uninterrupted course ever since Jean Chretien’s first big Team Canada mission to China in 1994, the one Prime Minister Trudeau put into hyperdrive as soon as he took office in 2015.

It’s all about a deepening of trade, political connections, cultural ties and other such entanglements, a policy enthusiastically described by John McCallum, Canada’s last ambassador in Beijing, as “more, more, more.” It would be more than fair to say that this way of looking at things has been quite thoroughly discredited in recent months, but it’s still dominant in the Liberal Party’s governing circles.

The idea is that Canada’s overarching priority at the moment should be to grant whatever concessions Beijing deems necessary in order to put things back together again. That’s how to secure the release of diplomat-on-leave Michael Kovrig and entrepreneur Michael Spavor, and it’s how to secure the lifting of Beijing’s embargo on billions of dollars’ worth of Canadian canola and pork exports. What Canada’s China-trade lobby and its variously supportive think-tanks and academic institutes want is to get everything back to the days of “more, more more,” as plausibly and discreetly as possible.

In Canada’s Senate, this remains the dominant view. And it’s strictly enforced.

An important dissenter from that view is Senator Thanh Hai Ngo, a 72-year-old human rights activist appointed by Conservative Prime Minister Stephen Harper in 2012. Senator Ngo is among a minority in the Upper Chamber whose view of the current state of play reflects the second school of thought.

In this way of looking at things, Xi Jinping’s brute-force retaliation for Canada’s detention of Huawei chief financial officer Meng Wanzhou on a U.S. Justice department extradition request is of a piece with Beijing’s long game of global domination by alternatively subverting by “elite capture” and bullying weak and ordinarily China-compliant governments of the sort typified by Team Trudeau’s government.

President’s Xi’s most recent thuggish behaviour is all in the cause of undermining and supplanting the international rules and conventions that Foreign Affairs Minister Chrystia Freeland has attempted to rally UN member states to get behind—the global order that has allowed the world’s liberal democracies to flourish over the past 70 years or so.

To the great annoyance of Liberal senators and the Senate’s mostly Liberal-appointed “independent” majority, Ngo sees things this way, and he has refused to comply with the long-standing policy dictum around Ottawa that it’s best to keep our heads down and behave the way Beijing wants in hopes of winning favourable trade concessions for Canadian corporations with business interests in China.

Ngo has fought for tough responses to the Chinese Communist Party’s persecution of minority groups, Beijing’s regional belligerence, and the Chinese state’s intrusions in Canada. Over the past three years, Ngo has put 29 questions to the government about China’s human rights abuses, its infiltration of Canadian society and its harassment and intimidation of Chinese-Canadians and Tibetan-Canadians.

Over the past year, Ngo has put six pointed questions to the government side about the Trudeau cabinet’s wishy-washy response to the danger of Canada’s fifth-generation (5G) internet auction being thrown open to Huawei. The Shenzhen telecom behemoth, an arm of the Chinese state in everything but name, is owned by a “trade union” committee that does not represent Huawei workers but rather answers directly to the Communist Party brass in Beijing. Huawei’s CEO, Ren Zhengfei, Meng Wanzhou’s father, is a ranking Communist Party member.

Recent events have proved Ngo to have been consistently right about the threats Beijing poses to the international order, and about the sinister role Beijing’s agents of influence are playing in Canada. It’s a wonder he doesn’t just burst out with “I told you so,” lean back in his comfortable seat in the Upper Chamber and just sit there from now on, watching his adversaries squirm. But Ngo is not for sitting back.

Xi Jinping is engaged in a spiteful campaign against Canada at the moment and he’s winning, hands down, says Ngo. “I think so, yes.” In response to the arbitrary arrest of Spavor and Kovrig just days after Meng Wanzhou was detained in Vancouver on a U.S. warrant involving charges of bank fraud and violating U.S. sanctions in Iran, “Canada, so far, we didn’t do anything. . . we did nothing,” Ngo told me the other day.

“I think Canada should go a different way. I don’t think we should negotiate at the moment because they’re not going to budge at all. “They don’t even pick up the phone.” Another pair of Canadians convicted on drug offences in China have recently had their sentences conspicuously elevated to the death penalty. “What did we do? Nothing.”

In the bigger picture, Canada has remained mostly quiet about Beijing’s confinement of at least a million Uighur Muslims in concentration camps in the remote and almost entirely off-limits province of Xinjiang. Ngo describes Being’s draconian measures “nothing short of a cultural genocide.” Canada has further allowed itself to become hostage to a Beijing-patrolled “One China” policy that has grossly stunted Canada’s relations with a sister liberal democracy, Taiwan.

Ngo says the reach of Beijing’s influence in Canada extends deeper than most people understand, and Canadians should pay attention to the way the Senate’s behaviour is enforced in China’s favour.

Senator Peter Harder, who headed up Trudeau’s 2015 transition to office, is a former president of the Canada-China Business Council. He’s also a former president of the Pierre Elliott Trudeau Foundation, which was controversially enriched in 2016 by a $200,000 donation from a Chinese banker and Communist Party insider. Harder is now the government leader in the 105-member Senate.

The Senate’s small “official” Liberal caucus is headed by Senator Joseph Day, the chairman of the Canada-China Legislative Association, which regularly brings together Canadian parliamentarians with China’s rubber-stamp People’s Political Consultative Conference. Even though Chinese Foreign Minister Wang Yi won’t even return Chrystia Freeland’s telephone calls, Day and a small group of legislative association parliamentarians were on a guided tour of Chinese cities just this past week. During the group’s previous tour in January, only a month after Kovrig and Spavor were whisked off to detention centres and denied access to lawyers, their case wasn’t even on the agenda, Senator Day admitted at the time.

The Conservatives claim the loyalties of 30 senators, but by far the largest caucus in the Senate is the 58-member “Independent Senators Group,” now led by one of the most controversial senate appointments in recent years, Yuen Pao Woo. The group is made up mostly of Liberal senate appointees.

While Trudeau has been choosing prospective Senate candidates from recommendations put forward by a newly-established “independent” advisory panel, the Independent bloc almost always votes with the government side. And although Woo doesn’t like being described as “Beijing-friendly,” he is rarely described any other way.

Woo’s maiden speech in the Senate was in opposition to a motion Ngo put forward protesting Beijing’s annexation of the South China Sea and its persistent defiance of international law.

Ngo’s motion was finally passed last year, but only after a great deal of procedural brinksmanship, and Ngo expects the same stiff opposition to greet the bill he’s put forward to amend the Investment Canada Act to ensure that all Canadian acquisitions by Chinese state-owned enterprises are subject to national-security reviews.

Canada can’t do much to restrain China except in alliance with like-minded democracies, Ngo says, but in the meantime there are tools at Canada’s disposal. Canada’s “Magnitsky law” has allowed Freeland to impose sanctions on notorious human rights abusers with the regimes in Saudi Arabia, Russia, Venezuela and Myanmar, but strangely, not against human rights abusers in China – not for what has been done to Kovrig and Spavor, and not even over what is being done to the Muslims of Xinjiang.

“All these things we know, and we don’t do anything. We should sanction them. But we sanction no Chinese official under the Magnitsky law,” Ngo said. “Not even one Chinese official.”

Among several defensive and diplomatic actions Canada could take, Ngo says Ottawa should close the many Beijing-sponsored Confucius Institutes that have set up shop in Canada’s schools and universities. “Close all these Confucius Institutes in Canada. These are spy hubs.”

At the top of Ngo’s list: revoke Chinese ambassador Lu Shaye’s credentials and order him out of the country.
 “Send the ambassador home. That’s it. Let China see that we’re serious about this.”

Ċ
Le Phan,
Jun 14, 2019, 10:42 AM
Ċ
Le Phan,
Jun 14, 2019, 10:42 AM
Comments