Hoa Sơn Phạm Đình Bách (1910-1968) Kính thưa quý vị, Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quý vị mội nhà thơ tiền chiến đó là Ông Hoa Sơn Phạm Đình Bách. Sinh thời ông là một nhà giáo cũng là một thi sĩ với bút hiệu Hoa Sơn, sinh ngày 12 tháng 9 năm 1910 tại làng An-tây, huyện Quế-sơn, tỉnh Quảng-nam. Ông là con út trong một gia-đình khoa-bảng mà thân-phụ là một nho-sĩ đã tham-gia tích-cực vào phong-trào Cần-vương, phụ-trách viêc khai-khẩn nhan-điền, tích-lũy lúa gạo tiền bạc chuẩn-bị cho cuộc chiến-đấu lâu dài cho Nghĩa-hội. Theo nhà biên-khảo Nguyễn tấn Long trong "Việt-nam thi-nhân tiền-chiến" quyển hạ, thì Hoa-Sơn đã xuất-hiện trên văn-đàn từ thời niên-thiếu, từng cộng-tác với các báo Đấu-tranh của nhóm Trần văn Thạch, Nguyễn văn Tạo, Tạ thu Thâu và báo Sống của thi-sĩ Đông Hồ. Những bài thơ bắt kịp trào-lưu thơ mới, sáng-tác trong tuổi thanh-xuân đậm chất lãng-mạn đã xuất-hiện trong thi-tập đầu tay mang tên "Chưa đọng". Năm 1939 ông lập gia-đình với bà Trần-thị Túy-Ngọc, con út trong gia-đình tộc Trần tại Hội-an. Năm 1946, theo chính-sách tiêu-thổ kháng-chiến của Việt-minh, trường Phan-chu-Trinh dời về Cẫm khê, ông đưa gia-đình tản-cư về Cẫm khê và tiếp-tục dạy học tại trường này cho đến khi Việt minh phát-động phong-trào đấu-tố. Năm 1950 ông bị đem ra đấu-tố và bị bắt giam tại các nhà giam Tiên hội, Tiên-lãnh, Tiên-châu vùng núi rừng Tiên-phước. Nhà giam nầy là nơi ông đã sáng-tác nhiều bài thơ được xuất-bản trong tập mang tên “Vần-thơ Tiên hội” sau khi ông vượt thoát ra được vùng tự-do. Từ 1954 đến năm 1963, Thời gian này ông đã xuất-bản được năm tập thơ: Chưa đọng, Vần thơ Tiên hội, Màu thời gian, Chuyện đất thiêng, Vần thơ cổ-kính. Năm 1965, trước sự đe-dọa của các phong-trào thiên cộng, ông tham gia hoạt-động trở lại với một mục-đích cố-gắng thực-hiện sự thống-nhất các hệ-phái của Việt nam Quốc dân đảng. Ông hy-vọng sự đoàn-kết thống-nhất của một chính-đảng đã có nhiều kinh-nghiệm máu xương với cộng sản sẽ góp phần với các lực-lượng quốc-gia khác để cứu miền nam khỏi rơi vào tay cộng sản. Cố-gắng thống-nhất Việt nam Quốc dân đảng không thành công. Năm 1968, trong biến-cố Mậu-thân, ông và gia đình vào tạm cư tại trường Kiễu-mẫu. Tại đây ông bị đạn. Gia đình tìm cách đưa được ông vào Đà nẳng nhưng quá trể. Ông mất tại Đà nẳng ngày 19 tháng giêng âm-lịch năm Mậu-thân (1968). Bà Trần-thị Túy-Ngọc cùng gia đình đến định cư tại Ottawa sau ngày mất nước 30 tháng Tư năm 1975. Trong khoảng thời gian này bà và các người con đã cố gắng thâu tập các tài liệu và những thơ văn sáng tác của ông. Bà cũng đã qua đời vào tháng Tư năm 2017. Trước khi nhắm mắt, hoài bảo của bà là sưu tập và in thành sách sự nghiệp văn chương của ông, để lưu lại cho hậu thế những tác phẩm rất có giá trị văn học và nghệ thuật. Đến năm 2020 hai Tác-phẩm của ông đã xuất-bản tại hải ngoại đó là: Hoa Sơn Thi Tập Chiến Sĩ Sông Thu Nếu quý vị muốn biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp của ông, xin quý vị vui lòng vào trang nhà để xem: http://www.hoason.org/home Trong trang nhà quý vị sẽ được nghe nữ nghệ-sĩ Bích-Thuận (California) đã diễn-ngâm những bài thơ Hoa-sơn thường ưa thích. Ca-sĩ Hồng Nhung (Ottawa) với giọng ca truyền-cảm đã đưa lời thơ ý nhạc thấm sâu vào lòng người nghe qua bài “tình yêu chẳng để phai màu thời-gian” do ông Trần huỳnh Châu phổ nhạc từ bài thơ “Chiếc áo xi-ta”... Thay mặt Cộng Đồng Người Việt Ottawa và các độc giã khắp nơi chân thành cảm ơn Hoa sơn đã bỏ ra gần mười năm để sưu-tập và làm sống lại qua văn thơ lòng can-đãm và đức hy-sinh của các nhà cách-mạng thời Nghĩa-hội, Duy Tân. Tổ-quốc đang gặp lúc hiểm-nguy, bảo-tồn và phát-huy chí-hướng của các bậc anh-hùng là việc đáng làm. Tình yêu chẳng để phai màu thời-gian Thơ Hoa-sơn: " Chiếc áo xi-ta" Phổ nhạc :Trần huỳnh Châu “Hai thế-hệ khác nhau, thầy bị giam trước (1950), trò bị giam sau(1975) nhưng đều là nạn-nhân của bạo-quyền cộng-sản.....Tôi phổ nhạc bài thơ nầy, hát nhỏ trong tù. Dù hoàn-cảnh nào cũng giữ niềm-tin vào tương-lai và tình-yêu chan-chứa” Lời người phổ-nhạc. THƠ Thơ là hơi thở của Hoa-sơn. Ông thường ngâm thơ khi làm việc, với giọng ngâm run run truyền cảm đã đi vào tâm hồn các con. Những bài thơ sau đây thường được ông ưa thích. |