Âm Nhạc & Nghệ Thuật • Music & Arts
Giới Thiệu Thi Sĩ Hoa Sơn Phạm Đình Bách (1910-1968)
Hoa Sơn Phạm Đình Bách (1910-1968) Kính thưa quý vị, Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quý vị mội nhà thơ tiền chiến đó là Ông Hoa Sơn Phạm Đình Bách. Sinh thời ông là một nhà giáo cũng là một thi sĩ với bút hiệu Hoa Sơn, sinh ngày 12 tháng 9 năm 1910 tại làng An-tây, huyện Quế-sơn, tỉnh Quảng-nam. Ông là con út trong một gia-đình khoa-bảng mà thân-phụ là một nho-sĩ đã tham-gia tích-cực vào phong-trào Cần-vương, phụ-trách viêc khai-khẩn nhan-điền, tích-lũy lúa gạo tiền bạc chuẩn-bị cho cuộc chiến-đấu lâu dài cho Nghĩa-hội. Theo nhà biên-khảo Nguyễn tấn Long trong "Việt-nam thi-nhân tiền-chiến" quyển hạ, thì Hoa-Sơn đã xuất-hiện trên văn-đàn từ thời niên-thiếu, từng cộng-tác với các báo Đấu-tranh của nhóm Trần văn Thạch, Nguyễn văn Tạo, Tạ thu Thâu và báo Sống của thi-sĩ Đông Hồ. Những bài thơ bắt kịp trào-lưu thơ mới, sáng-tác trong tuổi thanh-xuân đậm chất lãng-mạn đã xuất-hiện trong thi-tập đầu tay mang tên "Chưa đọng". Năm 1939 ông lập gia-đình với bà Trần-thị Túy-Ngọc, con út trong gia-đình tộc Trần tại Hội-an. Năm 1946, theo chính-sách tiêu-thổ kháng-chiến của Việt-minh, trường Phan-chu-Trinh dời về Cẫm khê, ông đưa gia-đình tản-cư về Cẫm khê và tiếp-tục dạy học tại trường này cho đến khi Việt minh phát-động phong-trào đấu-tố. Năm 1950 ông bị đem ra đấu-tố và bị bắt giam tại các nhà giam Tiên hội, Tiên-lãnh, Tiên-châu vùng núi rừng Tiên-phước. Nhà giam nầy là nơi ông đã sáng-tác nhiều bài thơ được xuất-bản trong tập mang tên “Vần-thơ Tiên hội” sau khi ông vượt thoát ra được vùng tự-do. Từ 1954 đến năm 1963, Thời gian này ông đã xuất-bản được năm tập thơ: Chưa đọng, Vần thơ Tiên hội, Màu thời gian, Chuyện đất thiêng, Vần thơ cổ-kính. Năm 1965, trước sự đe-dọa của các phong-trào thiên cộng, ông tham gia hoạt-động trở lại với một mục-đích cố-gắng thực-hiện sự thống-nhất các hệ-phái của Việt nam Quốc dân đảng. Ông hy-vọng sự đoàn-kết thống-nhất của một chính-đảng đã có nhiều kinh-nghiệm máu xương với cộng sản sẽ góp phần với các lực-lượng quốc-gia khác để cứu miền nam khỏi rơi vào tay cộng sản. Cố-gắng thống-nhất Việt nam Quốc dân đảng không thành công. Năm 1968, trong biến-cố Mậu-thân, ông và gia đình vào tạm cư tại trường Kiễu-mẫu. Tại đây ông bị đạn. Gia đình tìm cách đưa được ông vào Đà nẳng nhưng quá trể. Ông mất tại Đà nẳng ngày 19 tháng giêng âm-lịch năm Mậu-thân (1968). Bà Trần-thị Túy-Ngọc cùng gia đình đến định cư tại Ottawa sau ngày mất nước 30 tháng Tư năm 1975. Trong khoảng thời gian này bà và các người con đã cố gắng thâu tập các tài liệu và những thơ văn sáng tác của ông. Bà cũng đã qua đời vào tháng Tư năm 2017. Trước khi nhắm mắt, hoài bảo của bà là sưu tập và in thành sách sự nghiệp văn chương của ông, để lưu lại cho hậu thế những tác phẩm rất có giá trị văn học và nghệ thuật. Đến năm 2020 hai Tác-phẩm của ông đã xuất-bản tại hải ngoại đó là: Hoa Sơn Thi Tập Chiến Sĩ Sông Thu Nếu quý vị muốn biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp của ông, xin quý vị vui lòng vào trang nhà để xem: http://www.hoason.org/home Trong trang nhà quý vị sẽ được nghe nữ nghệ-sĩ Bích-Thuận (California) đã diễn-ngâm những bài thơ Hoa-sơn thường ưa thích. Ca-sĩ Hồng Nhung (Ottawa) với giọng ca truyền-cảm đã đưa lời thơ ý nhạc thấm sâu vào lòng người nghe qua bài “tình yêu chẳng để phai màu thời-gian” do ông Trần huỳnh Châu phổ nhạc từ bài thơ “Chiếc áo xi-ta”... Thay mặt Cộng Đồng Người Việt Ottawa và các độc giã khắp nơi chân thành cảm ơn Hoa sơn đã bỏ ra gần mười năm để sưu-tập và làm sống lại qua văn thơ lòng can-đãm và đức hy-sinh của các nhà cách-mạng thời Nghĩa-hội, Duy Tân. Tổ-quốc đang gặp lúc hiểm-nguy, bảo-tồn và phát-huy chí-hướng của các bậc anh-hùng là việc đáng làm. Tình yêu chẳng để phai màu thời-gian Thơ Hoa-sơn: " Chiếc áo xi-ta" Phổ nhạc :Trần huỳnh Châu “Hai thế-hệ khác nhau, thầy bị giam trước (1950), trò bị giam sau(1975) nhưng đều là nạn-nhân của bạo-quyền cộng-sản.....Tôi phổ nhạc bài thơ nầy, hát nhỏ trong tù. Dù hoàn-cảnh nào cũng giữ niềm-tin vào tương-lai và tình-yêu chan-chứa” Lời người phổ-nhạc. THƠ Thơ là hơi thở của Hoa-sơn. Ông thường ngâm thơ khi làm việc, với giọng ngâm run run truyền cảm đã đi vào tâm hồn các con. Những bài thơ sau đây thường được ông ưa thích. |
Nghệ sĩ Trần Quang Hải, người tiếp nối sự nghiệp GS Trần Văn Khê, qua đời ở Pháp
Nghệ sĩ Trần Quang Hải, người tiếp nối sự nghiệp GS Trần Văn Khê, qua đời ở Pháp Phạm Cao Phong Gửi bài cho BBC từ Paris, Pháp Trần Quang Hải NGUỒN HÌNH ẢNH,CAO PHONG PHAM Nghệ sĩ Trần Quang Hải (1944-2021) trong một lần biểu diễn Một chút bàng hoàng ập đến khi tôi nghe tin nghệ sĩ Trần Quang Hải vừa ra đi. Gia đình báo tin ông đi vào 0 giờ ngày 29/12. Mới đó thôi, vào ngày 23/12/2021, trong lễ ra mắt Quỹ học bổng Trần Văn Khê tại Trường đại học Văn Lang (quận Bình Thạnh, TP.HCM) nhân kỷ niệm 100 năm sinh giáo sư Trần Văn Khê; giáo sư Trần Quang Hải có quay clip gửi về Việt Nam chia sẻ về tâm nguyện mong muốn lập quỹ học bổng của cha mình. Xuất thân trong một gia đình nhạc sĩ cổ truyền từ nhiều đời và Trần Quang Hải là nhạc sĩ đời thứ năm. Ông sinh ngày 13/05/1944 tại làng Linh Đông Xã, thuộc Gia Định cũ, là con trai trưởng của Giáo sư Trần Văn Khê và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo sư Anh văn Trường nữ trung học Gia Long. Cha ông và ông đều có đóng góp lớn lao cho việc sưu tầm, phát triển và đưa âm nhạc dân gian Việt Nam ra thế giới. Khi còn ở Việt Nam, nghệ sĩ Trần Quang Hải là cựu học sinh Trường trung học Pétrus Ký, sau đó tốt nghiệp Nhạc viện âm nhạc Sài Gòn ở bộ môn vĩ cầm của cố giáo sư Đỗ Thế Phiệt. Ông sang Pháp năm 1961 học tiếp tại Đại học Sorbonne và trường Cao đẳng Khoa học xã hội (Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales). Giáo sư Trần Quang Hải bắt đầu làm việc cho Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS - Centre National de la Recherche Scientifique) với đội ngũ nghiên cứu tại Viện Dân tộc nhạc học của Viện Bảo tàng con người (Département d'ethnomusicologie du Musée de l'Homme) từ năm 1968 cho tới 2009 thì về hưu. Trình diễn nhạc Việt Nam ở 70 quốc gia Trần Quang Hải NGUỒN HÌNH ẢNH,CAO PHONG PHAM Nghệ sĩ gốc miền Nam của VN đã trình diễn trên 3.500 buổi tại 70 quốc gia, tham gia 130 đại hội liên hoan quốc tế nhạc truyền thống Ông đã trình diễn trên 3.500 buổi tại 70 quốc gia, tham gia 130 đại hội liên hoan quốc tế nhạc truyền thống, giảng dạy tại hơn 120 trường đại học, sáng tác hơn 400 bản nhạc cho đàn tranh, đàn môi, muỗng, hát đồng song thanh, nhạc tùy hứng, đương đại. Giáo sư Trần Quang Hải cũng thực hiện 23 đĩa nhạc truyền thống Việt Nam, viết 3 quyển sách, làm 4 DVD, 4 phim và hội viên của trên 20 hội nghiên cứu âm nhạc thế giới. Ông tiếp tục con đường mà cha ông, giáo sư Trần Văn Khê đã khai mở khi nghiên cứu nhạc học dân tộc, khởi sắc một hướng đi riêng trong mảng trình diễn âm nhạc cổ truyền Việt Nam, nhạc tùy hứng, nhạc đương đại cũng như phương pháp nghiên cứu thể nghiệm qua hát song thanh. Ông tâm sự : "Con đường nghiên cứu của tôi nhắm về sự giao thoa các loại nhạc cổ truyền tạo thành loại nhạc thế giới (world music), pha trộn nhạc tùy hứng, jazz, đương đại với nhiều loại nhạc khí và kỹ thuật giọng hát để tạo thành một loại nhạc hoàn toàn mới lạ" Vợ ông, nữ ca sĩ Bạch Yến dưới ảnh hưởng của chồng cũng chuyển sang hát dân ca và cùng phổ biến nhạc dân tộc với chồng, sánh vai với ông trên mọi nẻo đường thế giới. Lịch sử đĩa hát ở Việt Nam thời thuộc địa - Thời kỳ ống xi lanh 'Đêm vô thức' và đất Tây Nguyên tới Nhà Hát Lớn Tranh cãi về 5 ca khúc bị tạm dừng lưu hành Phạm Duy, người viết quốc ca Việt Nam cho mai hậu Nghệ sĩ Trần Quang Hải đã được chính tay tổng thống Jacques Chirac năm 2002, trao huân chương Bắc Đẩu bội tinh về những đong góp của ông trong âm nhạc. Biệt danh "vua muỗng" đến với ông lần đầu khi giành được giải thưởng tại Đại nhạc hội dân gian Cambridege (Anh) vào năm 1967. Tôi nhớ ông, nhớ lại những cảm xúc đầu tiên khi nghe ông biểu diễn năm nào. Trần Quang Hải NGUỒN HÌNH ẢNH,CAO PHONG PHAM Nhà báo Phạm Cao Phong (bìa trái) cùng nghệ sĩ Trần Quang Hải (giữa) Khiêm nhường với chiếc khèn mèo mỏng manh, những chiếc thìa giản dị ... gộp cả, bỏ gọn trong chiếc túi áo bà ba của ông. Song đẹp quá thế. Như bông hoa trà dung dị, đi thẳng từ sâu thẳm đêm đen đến với đời, với nắng, cho ta một thoáng bồng bềnh. Những cái thìa ,cái khèn mèo mỏng manh sương khói đã đi mấy vòng trái đất -Hơn 70 nước chứ ít đâu . Đi không phải để học giật mình mà để thiên hạ giật mình .Chuyện thật .Thi vị. Chiếc thìa vượt lên chức năng sinh ra đời đã gieo những xúc động văn hoá ngọt ngào ,truyền cho tâm hồn những sóng tình dào dạt. Mà trẻ, mà khỏe, vững vàng trội vượt nhịp castagnettes của nàng Carmen, nhưng vẫn nồng, vẫn ấm. Cảm ơn nghệ sĩ Trần Quang Hải. Cám ơn con người bằng trái tim, đam mê âm nhạc đi theo suốt năm tháng của cõi tạm đã chắp cánh cho vô tri vươn tới vĩnh hằng trong trẻo, trân trọng. Ông trao tôi chiếc thiệp mời về lại ngày nào của Hà Nội, của Hồ Gươm xanh mầu lục tảo, như ngày tôi gặp cha ông, giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê, say nghe ông kể, bình luận về những âm thanh dân dã. Như dây tơ hai cõi đi về giữa hiện tại và quá khứ. Con đường thơm thảo 'Vua muỗng' Trần Quang Hải mang cho đời, nghị lực bàng hoàng vượt lên bóng cả của chính cha ông, nghệ sĩ Trần Văn Khê là một lời nhắn nhủ. Âm nhạc của ông xua đi những phấp phỏng hoang vắng của lần lỡ hẹn ,để về với đằm thắm, hy vọng. Nó xoá đi danh giới hạn hẹp, chia lìa mà chúng ta lỡ vội gán cho khả năng của từng con người, để thẩm thấu rằng đôi khi chúng ta đã tự trói chân mình ,để những định kiến không đâu, những nghiên cứu sơ khai áp đặt lên mông muội, để ngao ngán, để trách đời, để thở than sinh ra không trùng thời, đúng vụ. Vĩnh biệt ông, cám ơn ông đã dành cho tôi những dịp chuyện trò, tình cảm sâu đậm ông trao luôn như một món quà mùa Xuân tươi tắn, lòng đam mê nghệ thuật và nụ cười của một thời đã mất . Xin cám ơn ông một lần nữa! Bài của nhà báo tự do Phạm Cao Phong từ Paris, Pháp. |
Họa sĩ Pháp gốc Việt: 'Chọn đứng về phía tự do'
|
Con Trâu Trong Văn Học, GS.Lê Đình Thông
|
Nghe Từ Công Phụng Tỏ Tình... Luân Hoán
Nghe Từ Công Phụng Tỏ Tình...Luân Hoán Thích nhạc, mê nhạc, ghiền nhạc không hề đứng gần khả năng am hiểu âm nhạc, lại càng không thể phát sinh chuyện điều khiển, sắp xếp những nốt nhạc, nói ngắn gọn là sáng tác. Đa số chúng ta nghe nhạc bởi sự cảm nhận tự nhiên. Sự cảm nhận này rất ít đến với chúng ta bằng sự lẻ loi của các nhạc cụ, dù chúng có cùng nhau cất tiếng. Âm nhạc vốn là cõi cao xa, thường vượt tầm hiểu biết của nhiều người.
Lược đọc Nghe Từ Công Phụng Tỏ Tình Nghe thêm các bài về Từ Công Phụng Cứu được nhược điểm này, lời ca đã đóng một chức năng chủ yếu. Riêng với người Việt Nam, ca từ đúng là một nhu yếu phẩm cho tâm hồn, cho tinh thần. Ngày còn nằm nôi, ca dao, tục ngữ theo giọng hát ru con, ru em đến với chúng ta. Ấu thơ bây giờ có thể thiếu hẳn nguồn bổ dưỡng này, nhưng bù lại có những máy phát êm dịu đưa giấc ngủ. Nói chung lời ca chính là chìa khóa, là cây cầu đưa chúng ta đến gần âm nhạc hơn. Dĩ nhiên phần nhiều chúng ta vẫn mang đôi tai điếc đặc ngồi trong thính đường một buổi trình tấu nhạc cổ điển tây phương. Nhưng ít ra chúng ta cũng đã dễ dàng đến với những Chiều Về Trên Sông của Phạm Duy, Thu Vàng của Cung Tiến, Biệt Ly của Dzoãn Mẫn, Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn, Tóc Mây của Phạm Thế Mỹ, Cô Đơn của Nguyễn Ánh 9, Hòn Vọng Phu của Lê Thương, Dư Âm của Nguyễn Văn Tý, Ngọc Lan của Hoàng Trọng, Quê Mẹ của Thu Hồ, Khúc Ca Ngày Mùa của Lam Phương, Ghé Bến Sài Gòn của Văn Phụng, Xóm Đêm của Phạm Đình Chương, Trăng Mờ Bên Suối của Lê Mộng Nguyên, Nụ Cười Sơn Cước của Tô Hải, hay Sơn Nữ Ca của Trần Hoàn… Dĩ nhiên còn rất nhiều, rất nhiều ca khúc vẫn sống tiềm ẩn trong lòng chúng ta. Có thể nói những ca khúc này, tám phần mười vượt thời gian nhờ ở ca từ. Đây quả thật là trình độ thưởng ngoạn âm nhạc của đại chúng người Việt chúng ta. Và từ những lời nỉ non, véo von không cần mất nhiều sự suy nghĩ này, một số trong chúng ta lần theo trình độ học vấn yêu thích những ca khúc trau chuốt, giàu hoa mỹ đượm chút ít triết lý về cuộc đời. Vẫn giữ căn bản giản dị, trong sáng, nhưng rõ ràng từ bàn tay của Từ công Phụng, Lê Uyên Phương, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Cung Tiến… ca khúc của họ có cái vẻ sang cả, trí thức hẳn lên. Tôi cũng là người yêu nhạc bình dân, không có khả năng am hiểu những trường canh, tiết tấu, hợp âm…gì gì đó. Tôi chỉ vịn lời ca mà đi cho cuộc đời mình thêm chút ít nhẹ nhàng, thanh thản. Hôm nay ngồi buồn, chẳng phải vì trời mưa, chẳng phải vì thất tình hay nhớ cố hương, mà bỗng thấy buồn khan thế mới lạ. Có lẽ có sự trống vắng nho nhỏ trong tâm hồn. Để nỗi bâng khuâng vô cớ không trở thành cô đơn, tôi mở nhạc. Và rất tình cờ, tôi nghe ông Từ Công Phụng tỏ tình. Hình như Thiếu nữ và mùa Thu thường có những nét tương đồng. Từ sự lộng lẫy, thanh tú của nhan sắc, đến cái dịu dàng, man mác lạnh của tính chất, đã hàng nghìn năm qua, hai đối tượng này vốn là đầu nguồn của nhiều dòng sáng tác. Nhiều nhạc sĩ, thi sĩ, thậm chí đến cả văn sĩ, họa sĩ đã từng vịn vào mùa thu, hoặc vịn vào một bóng hồng để đẩy những suy tưởng lẫn nhớ nhung của mình thoát xác thành những hình ảnh mới. Nhạc sĩ Từ công Phụng cũng không đi lệch con đường có sẵn này. Nhưng với ông, trong ca khúc Bài Cho Em, ranh giới giữa mỹ nhân và mùa thu chợt được xóa nhòa. Để nhường chỗ cho tình yêu và nỗi nhớ quấn quít bên chân những nốt nhạc tha thiết, trôi nổi, vang xa mong tìm lại một thời hoa bướm có đủ vui buồn. Tất cả dành cho em, gởi về em mênh mang như một dòng sông, chúng ta hãy cùng Từ Công Phụng dựa tình lên dòng sông, và để lòng trôi cùng âm nhạc : Chiều nay ngồi viết riêng cho em Mùa Thu chợt đến trong cô đơn Ô hay! Mùa Thu đến bao giờ Giòng sông nào vắng xa chưa em Giòng sông rồi vắng xa thôi em Khi yêu chúng ta thường mất đi ý niệm về thời gian, hoặc ngược lại, từng giờ từng khắc có thể gói gọn được rất nhiều kỷ niệm. Ở ca khúc Bây Giờ Là Tháng Mấy, nhạc sĩ Từ Công Phụng, có lẽ có cả hai trạng thái khác nhau này. Trong ca khúc, ông có ít nhất 3 lần lên tiếng hỏi người yêu mình về một cái móc thời gian, không cần phân định là đang yêu nhau, gần nhau hay sắp sửa một cuộc chia xa. Hỏi cho có hỏi vậy thôi. Cái vẩn vơ thật thi sĩ của Từ công Phụng chỉ là cái bàn đạp để ông vẽ lại nỗi nhớ thương, cùng những nét đẹp độc đáo, tiêu biểu của người yêu mình. Em hờn dỗi đủ để cho anh phải đi tìm một loài hoa. Mắt em đẹp đủ cho anh thấy cả mùa xuân. Và ngay trong cái lạnh lẽo của mùa đông, tâm hồn những người yêu nhau cũng không lẻ loi. Cái thời gian Từ Công Phụng muốn hỏi, hay đúng hơn là muốn nhắc tới, chính là cái ổ tình, một thời ông đã cùng ấm áp bên một người, để có cơ hội mở ra một dòng tình ca rất gần với sự thưởng ngoạn của đại chúng : Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em? Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em? Trong một đồng tình gần như tuyệt đối với nhà thơ Du Tử Lê, khi xác nhận, minh định vị trí của người phụ nữ bên cuộc đời mình, nhạc sĩ Từ Công Phụng đã biến những lời thơ của ông Lê Cự Phách thành những dòng nhạc chân thành, tha thiết. Cảm tạ ơn em không phải là một thỏa thuận riêng rẻ giữa nhạc sĩ và thi sĩ, mà còn là sự đồng thuận của đám đông, của chúng ta khi lắng nghe. Giữ Đời Cho Nhau, như một lời dặn dò, nhắc nhở đơn giản, nhưng chân tình. Một hơi thở thoáng ấm chỗ nằm. Một vóc áo hờ hững bất ngờ, đã có thể là một sự ban ơn cho chúng ta, nếu tình cờ chúng ta được hạnh phúc biết rung cảm, biết nắm bắt, dù một thoáng. Hãy nghe Du Tử Lê và Từ Công Phụng nói hộ những gì đã lâu chúng ta muốn nói, mà chưa thành lời, chưa công khai: Ơn em thơ dại từ trời Ơn em ngực ngải môi trầm Ơn em tình những mù lòa Trong cuộc sống, gần như không có gì vĩnh cửu. Riêng tình yêu, sự đánh giá cũng chẳng bao giờ giống nhau. Nhạc sĩ Từ Công Phụng, với một cảm hứng ông tìm thấy, ghi lại, đã phơi bày chút nào sự bi quan của ông. Những không vui này được lồng trong những nhận định không xa lạ và phảng phất những nét triết lý vốn đã có. Đã sống tất phải chết. Đã hợp ắt sẽ tan. Cuộc tình tuyệt vời đến đâu cũng sẽ kết thúc. Tất cả chỉ tùy thuộc vào sự phôi pha của tháng năm. Lặp lại và diễn đạt ý tưởng này bằng âm nhạc, không phải là việc dễ dàng. Nhưng Từ Công Phụng, không những chỉ làm được việc này. ông còn chứng tỏ được khả năng sử dụng ngôn ngữ rất thơ.“Rót cho đầy hồn nhau, đắp cho đầy đời nhau” Không bí hiểm, xa lạ, nhưng không phải ai cũng dùng được những động từ đắc ý, giàu hình ảnh như họ Từ. Như Một Que Diêm là một ca khúc đã có khoảng cách khá xa với những thể loại phổ thông : Như Chiếc Que Diêm Thôi cũng đành như chiếc que diêm một lần lóe lên Nhạc sĩ Văn Cao từng thú thật ông đã yêu mùa thu rất đậm đà, vượt trên ba mùa còn lại của đất trời. Một nhạc sĩ khác, ông Đoàn Chuẩn cũng rất hết lòng với mùa thu. Từ Công Phụng chẳng thua gì những người viết nhạc có tuổi đời cao hơn.Ông đã dành cho mùa thu nhiều ca khúc. Chúng ta thử nghe Mùa Thu Mây Ngàn của tác giả. Buồn vương trên mây, trên tóc mỹ nhân. Mưa bay vừa ướt áo, vừa đủ cho một con phố chợt giàu những đôi vai, những gót chân. Tất cả những hình ảnh đó không có gì mới. Nhưng qua từng ký âm của Từ Công Phụng, chúng ta hẳn sẽ thấy được ông cho những cảnh sắc, hình vóc ước lệ muôn đời thở sống như thế nào: Chiều nay có mùa thu đi về Ngày mai chúng mình xa nhau rồi đk: Thu nay mây ngàn còn giăng mãi bên trời Buồn không hỡi người đã đi rồi Hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng trong chức năng làm trưởng thành một sáng tác. Dựa vào mùa thu để làm giàu thêm gia tài âm nhạc của mình, Từ Công Phụng đã rất thành công trong việc dùng hình ảnh để nói lên tâm cảm của mình. Nội dung ca khúc vẫn không ngoài tình yêu. Nhưng tình yêu sẽ có thể được mới ra, thi vị hơn với một người thơm tay và có trình độ diễn đạt, đã được đánh giá cao như Từ Công Phụng. Hãy lắng nghe Như Ngọn Buồn rơi thánh thót qua dòng nhạc Từ Công Phụng. Như mùa thu trút lá vàng Trên từng thung lũng buồn Trên từng cơn lốc mềm Em như ngọn buồn rơi trên từng cơn lốc xoay đời Mắt Lệ Cho Người Tình là một ca khúc góp phần tạo một chỗ ngồi khá riêng biệt cho Từ Công Phụng, trong gia đình âm nhạc Việt Nam. Vẫn long lanh những giọt bi quan về nhân sinh, về tình yêu. Nhưng cái buồn của tác giả, của những người đồng điệu với ông vẫn đứng cách xa với vực thẳm bi thảm. Chúng ta có cảm tưởng như tác giả biết buồn để làm tăng thêm sự đậm đà của tình yêu. Cuộc đời vô vọng và em đã đi qua đời tôi, nhưng những dấu vết cuộc tình để lại luôn luôn cần thiết cho một cuộc sống đầy đủ thi vị, nó sẽ bất tử như đôi mắt em, đôi mắt chúng ta cùng biết nhớ nhung.: Mưa soi dấu chân em qua cầu Chẳng phải Ngồi Lại Bên Cầu Thương Dĩ Vãng như nhà thơ Hoài Khanh, Từ Công Phụng ngồi xuống và khẩn khoản mời người yêu ngồi bên cạnh mình để nghe mùa xuân tình tự. Mùa Xuân, mùa của hy vọng, của đổi mới, chẳng ở đâu xa. Nó nằm giữa đất trời và ở ngay trong lòng những người biết yêu nhau, đang yêu nhau. Hoa lá cỏ cây là tiếng nói của mùa xuân đang tình tự. Âm nhạc là tiếng thở giải bày tâm sự của người nhạc sĩ biết yêu. Chúng ta hãy thử nghe trong thời khắc tuyệt vời của đất trời, người nhạc sĩ nói những gì với người yêu của mình. Biết đâu chính mỗi chúng ta là một người yêu của nhạc sĩ. Em, lại đây với anh tay này tay nắm tay Đã qua đi ngày tháng uá môi sầu nhớ tình người buồn tênh … qua … ngày buồn đã qua em, lại đây với anh Tuổi Xa Người là một ca khúc mang nhiều tính chất bi quan của Từ Công Phụng. Sự hoài nghi làm cho ông cảm thấy lạc loài. Tình yêu là điểm tựa tối cần cho đời người. Xa vắng nó, sự cô đơn tức khắc vây bủa khắp nơi. Lòng người sẽ tê lạnh, dù đâu đấy vẫn như nghe còn có người gọi tên. Nỗi buồn đi từ rộng lớn đến góc độ hẹp nhất, như từng chân tóc mà vẫn có thể nhận ra sự hiện hữu vô cùng của nó. Nỗi buồn không những phá phách vô tư trên dung nhan của tuổi thơ mong manh, mà còn để dấu chân hằn sâu qua từng chặng đời. Mỗi ngày chúng ta thầm trừ đi một khoảnh khắc cuộc sống của mình. Khoảnh khắc quí giá nhất vẫn là thanh xuân. Khi tuổi trẻ bỏ xa người mỗi ngày một nhiều, chúng ta chắc sẽ không giữ nguyên vẹn mọi ước muốn, ngoài một nỗi buồn. Hiểu như vậy chúng ta hẳn thông cảm được với tác giả, và sự bi quan của ông cũng không có gì đáng ngạc nhiên: Một chiều êm tay đan tay dìu nhau trên lối Ngày đó khi một lần, một lần tiếng hát Một mình đi lang thang trong mùa đông rét mướt Con Sóng Tình Vỗ mãi một âm quen hay con sóng tình vỗ mãi một âm quên. Cả hai chữ cuối cùng “quen” hay “quên” đều có cái hay riêng của nó. Vượt qua tất cả những biến động bên mình để vỗ lại, hát lại một âm điệu quen thuộc, xưa cũ đầy dấu yêu quả thật chân tình. Cũng gạt bỏ mọi chuyện để nhắc nhở lại một âm điệu đã quên từ lầu, nay bất ngờ có cơ hội nhắc lại, lặp lại, vỗ lại, như một thức tỉnh không phải thiếu thi vị. Chúng ta hãy lắng nghe Trên Ngọn Tình Sầu, và tự chọn cho mình một chữ thích hợp, trong ca khúc mà có nhiều bản viết không thống nhất hai từ Quen hay Quên. Hạnh phúc tôi hạnh phúc tôi đk: Chiều qua đó chân ai còn ríu rít âm thưa Người trông ngóng hương đưa mùi mái tóc đêm mưa Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh Trên Ngày Tháng Đã Qua, như một hoan hỷ ca. Để chuẩn bị cho sự lạc quan, Từ Công Phụng đưa ra những giọt lệ của những cuộc tình không trọn. Đây chính là phó bản thường có của cuộc đời thường. Niềm tin lẫn âm nhạc sẽ là những cứu cánh, người nhạc sĩ đã cổ võ một cách tích cực, rút từ vốn sống của ông. Rung một cánh nhạc buồn Có lẽ cuộc sống trở nên xinh xắn hơn, đậm đà hơn nếu đời người có những lần được thất tình. Tôi ngờ rằng một số thi nhạc sĩ và những người sinh hoạt văn nghệ khác thường mong mỏi cho mình gặp được những cảnh ngộ thấm thía như thế. Nhạc sĩ Từ Công Phụng được bao nhiêu lần khóc vì người yêu. Có thể có và cũng có thể không. Nhưng ông vẫn viết những ca khúc đau lòng, vì nhiều người, vì chính chúng ta có thói quen tâm đắc với chuyện tan vở. Giọt Lệ Cho Ngàn Sau có lẽ sẽ còn được nhiều thế hệ sau cho tiếp tục chảy. Lối rêu xưa sẽ mờ dấu chân người Với đôi tay theo thời gian tôi còn Một mai khi xa nhau Lắng nghe muôn cung sầu hắt xuống đời Nội dung của một bài thơ, một ca khúc có giá trị thật sự vốn không cần phải minh họa, phụ diễn hoặc ăn ké vài lời đẩy đưa. Nhạc Từ Công Phụng nói chung hay ca khúc Kiếp Dã Tràng nói riêng, có sức sống mạnh mẽ trong giới thưởng ngoạn. Nghe những lời ba hoa bên lề ca khúc không thể nào tịnh tâm đi cùng âm thanh mà Từ Công Phụng đã đem lại cho chúng ta. Lời giới thiệu lúc nào cũng đứng khiêm nhường trong cái duyên phải có rất khiêm nhường của nó. Xin hãy nghe Từ Công Phụng quan niệm về cuộc đời qua ca khúc Kiếp Dã Tràng : Chiều vàng vương gót mỏi ta dừng chân phiêu du Một mình ta đứng nhìn mối tình duyên tan theo Thời gian như ngừng trôi giữa chiều tàn tạ Thân mang kiếp dã tràng đem đời xe tơ duyên Cuộc tình trên tháng ngày muộn phiền Còn in vết hằn đời mình Thời gian như ngừng trôi giữa chiều tàn tạ Thân mang kiếp dã tràng đem đời xe tơ duyên Với cuộc đời, trong một khoảnh khắc buồn bất chợt, Từ Công Phụng chợt nhận ra Đời Bỗng Phù Du. Và trên lưng của tháng ngày, có thể ông đã soi vào quá khứ lẫn tương lai, để kịp phát hiện mình là một người mộng du. Rồi buồn chán lẫn sợ hãi, ông nhìn chung quanh. Không gặp một cứu rỗi nào. Mà tìm thấy một loài cỏ dại buồn tênh, an phận với cuộc đời chênh vênh thầm lặng. Ám ảnh bởi sự sinh tồn mỏng mảnh của đời người, Từ công Phụng không thấy được sự thong dong của cỏ cây. Trong liên tưởng, ông nhận ra sự đồng cảnh với mình bởi những đam mê thường dẫn đến chia ly. Những cố gắng vươn sống cũng trở thành công dã tràng. Thê thảm hơn, ông còn chợt nhận ra mình là một dòng sông cạn, mệt nhoài bởi những nghiệt ngã của cuộc tình, cuộc đời. Rất may, trong phút giây ngã lòng đó, người nhạc sĩ kịp nhận ra cái phù du cũng chính là cái thiên thu của lẽ sống còn và không thể làm gì khác hơn là ký thác lòng mình, tình mình vào âm nhạc: Tôi như người mộng du Tuy vậy, cánh tay cứu rỗi của giai điệu, âm thanh… chưa và có lẽ còn rất lâu, mới đủ khả năng loại bỏ con người bi quan, đang sống nhờ trong tâm hồn Từ Công Phụng. Và vì thế, ông vẫn còn phải tiếp tục dựa vào âm nhạc để trôi trên lưng ngày tháng của ông. Nhờ đó từ năm 1995 đến năm 1997, giới yêu nhạc Việt Nam tiếp tục sưu tập những ưu tư, phiền muộn của người nhạc sĩ sinh ra từ xứ trầm hương này, qua các sáng tác Vẫn Một Đời Quạnh Hiu (1995), Một Góc Đời Phôi Pha (1997), Bên Kia Đời Quạnh Quẽ (1997)… Hình như càng giàu tuổi đời, nỗi bi quan trước cuộc sống của Từ Công Phụng, càng phong phú. Nó giống như “tóc bạc, càng cắt càng dài ra” chăng ?… Khó có ai không thể không nghĩ về tuổi đời của mình. Ngày tháng trước mặt cứ tiếp tục hao đi. Thịt da thầm lặng thay đổi trong từng tí tắc, nhưng đâu dễ nhận ra. Càng ngó lui đời mình càng ngậm ngùi lo cho những ngày sắp tới. Cái lo, cái sợ đẻ ra cái cô đơn. Nếu may có chút tài vặt, viết chơi một đôi dòng, vẽ bậy vài hình ảnh… để lấp bớt khoảng trống. Còn không, đành phải đọc, phải nghe, phải nhìn.., nói chung là phải bám lấy một cái thích tình cờ nào đó. Nằm nghe Từ Công Phụng tỏ tình qua tiếng hát của chính tác giả và nhiều ca sĩ tên tuổi khác, tôi chợt thấy thèm xem tận mắt những ca khúc họ Từ đã cho in, cho phát hành. Dĩ nhiên, không quên tò mò tìm hiểu một chút tiểu sử của tác giả. Qua tài liệu của nhạc sĩ Trường Kỳ, và nhiều nguồn khác trên máy vi tính, tôi không tìm thấy năm sinh của Từ Công Phụng. Ở Tác Giả Việt Nam, Lê Bảo Hoàng ghi năm 1943 là năm đất Vân Lâm Ninh Thuận (thuộc Phan Rang), có ấu tử Từ Công Phụng ra đời trong nghi lễ Hồi Giáo hẳn hoi. Có thể chính xác và cũng có thể sai . Sai, đúng từ nguồn cung cấp. Nhưng điều chắc chắn là năm lên 18, Từ Công Phụng đã có ca khúc đầu tay. Và ca khúc trình làng đầu tiên rơi đúng vào năm thứ nhất của thập niên 60 với tên Bây Giờ Tháng Mấy ?… Từ đó đến nay, anh chàng tốt nghiệp cử nhân luật đại học luật khoa Sài Gòn, đã cho ấn hành bốn tuyển tập nhạc: Tình Khúc Từ Công Phụng (1968, tái bản 1969), Trên Ngọn Tình Sầu (1970, tái bản 1994), Giữ Đời Cho Nhau (1983 tái bản 1993), Một Góc Đời Phôi Pha (1999). Lần mở từng tập nhạc có trong tay, chỉ cần dựa vào các tên bài (Bây gìờ tháng mấy 1 &2, Mùa xuân trên đỉnh bình yên, Mùa thu mây ngàn, Trời về đêm mưa, Còn một buổi chiều, Người về trên mây, Vùng trời kỷ niệm, Lời của thành phố, Đêm độc thoại, Tuổi xa người, Ngồi bên nhau, Vào mưa – Trên ngọn tình sầu, Kiếp dã tràng, Mưa trên ngày tháng đó, Từ khúc, Giọt lệ cho ngàn sau, Rời nhau, Như ngọn buồn rơi, Xứ thâm trầm, Lời của mẹ, Đêm không cùng, Lời Cuối, Mòn mỏi – Giữ đời cho nhau, Qua vùng biển nhớ, Hóa kiếp, Mắt lệ cho người tình, Nằm nghe em hát trên vùng biển, Một thoáng nhìn nhau, Tình tự mùa xuân, Một mình trên đồi nhớ, Thiên đường quạnh hiu, Trên tháng ngày đã qua, Như chiếc que diêm, Mùa xuân và tình yêu em – Khi tôi đến nơi đây, Đời bỗng phù du, Vẫn một đời hiu quạnh, Một góc đòi phôi pha, Bên kia đời quạnh quẽ, Mãi mãi bên em, Âm thầm mưa, Hóa thạch, Mây hồng, Giận hờn, Lối mòn thiên cổ, Đừng nữa nhé chia lìa), chúng ta quả có thể tin rằng: càng có thêm tuổi đời, Từ Công Phụng càng để mắt đến cuộc đời. Có lẽ vì vậy sự lạc quan trước cuộc sống ở trong ông vơi đi nhiều. Nhà thơ Ngu Yên, trong bài tựa cho tập Một Góc Đời Phôi Pha đã nghiệm thấy: “…Đối diện với sinh tồn mong manh, ly tán thường tình, người nghệ sĩ thỉnh thoảng vẫn ngạc nhiên. Ngạc nhiên, có lẽ là một trong những điểm khác biệt giữa nghệ sĩ và người thường. Hàng ngày, nghệ sĩ vẫn tiếp tục ngạc nhiên về những sự kiện chung quanh. Nhờ ngạc nhiên, họ tiếp tục sáng tạo một cách nhìn mới, một ý nghĩa mới, hay một cảm xúc cá biệt về một điểm rất quen thuộc, có khi rất nhàm chán. Ngạc nhiên là tín hiệu của cô đơn. Bởi vậy, dưới bất cứ một góc nhìn nào, nghệ sĩ mãi mãi là người cô đơn…” Từ Công Phụng càng ngày càng giàu cô đơn ra thật. Chuỗi cô đơn của ông có lẽ còn kéo dài vô cùng tận. Bởi như xác quyết của nhà thơ Du Tử Lê: “…Qua, dòng sông âm nhạc mang tên Từ Công Phụng, tôi chợt hiểu, âm nhạc khởi đi từ những trái tim tài hoa lớn, là một gắn bó vượt khỏi biên giới một không gian, xóa bôi được mọi lằn ranh hữu hạn vắn vỏi năm, tháng…” Du Tử Lê không quên quả quyết đánh giá, Từ công Phụng đã biến đời thường của ông thành “Đời nhạc Từ Công Phụng, khởi nguồn, đã tự mặc khoác lấy cho chúng tính bất biến của định mệnh. Định mệnh của/ đời trăng không già/mặt trời mãi thổn thức…” Còn rất nhiều nhận xét về nhạc Từ Công Phụng. Những nhận xét đã hiện thành chữ, đã in lên giấy. Những nhận xét vĩnh viển tiềm ẩn trong đầu, có hoặc không thể hiện thành động tác gật gù, nho nhỏ hát theo, hoặc trầm tư xa vắng…Những cảm nhận mặc nhiên là những đánh giá. Cảm nhận của anh, cảm nhận của chị, cảm nhận của tôi, cảm nhận của mỗi người trong chúng ta luôn luôn có thật, luôn luôn xảy ra. Không có chúng, chúng ta sẽ không tìm nghe lại, không tìm nghe thêm. Thích, mê, tâm đắc hay bất cứ một ràng buộc vô hình nào khác, cũng khởi từ cảm nhận, đánh giá. Riêng với Từ Công Phụng, nghĩ và viết về nhạc của ông còn rất nhiều người. Ở đây, tôi xin trích thêm một nhận xét, mà tôi tin rằng tương đối gần với trình độ thưởng ngoạn âm nhạc của đại đa số bình thường: “…Khởi đi từ Bây giờ tháng mấy, những tình khúc Từ Công Phụng như những đợt sóng biển tiếp nối nhau vỗ về cõi lòng của những người trẻ thuộc nhiều thế hệ. Chẳng có cuộc tình nào giống cuộc tình nào. Mỗi cuộc tình là một tế giới riêng lẻ. Mỗi ánh mắt là một tín hiệu âm thầm. Mỗi nụ cười là một hân hoan nhớ đời. Mỗi giọt nước mắt là một mất mát khó quên. Tình ca Từ Công Phụng đã len lỏi vào từng thế giới thân thiết đó.Chúng không phải là những tình ca lướt trên da thịt mà đã luồn lách vào từng giòng máu, từng hơi thở của những người yêu nhau…Từ Công Phụng đã cho những tình nhân thứ ngôn ngữ đằm thắm, thâm trầm đầy trí tuệ…” Lời bạt của nhà văn Song Thao dành cho tập Một Góc Đời Phôi Pha, trích trên, quả thật sáng sủa và có giá trị chính xác cao. Để kết thúc những dòng tán gẫu này, thay vì cảm ơn Từ Công Phụng, tôi chợt quyết định bán cái cho ông cái quyền ngỏ lời cùng chúng ta. Thế mới thật thú vị: “Tình ca như những dòng sông hiền hòa chảy hoài từ ngàn kiếp. Đó là thứ hạnh phúc bắt gặp trong buổi sáng nắng dậy chan hòa, vcó bông hoa nở rộ và chim muông ngợi ca một ngày mới bắt đầu bằng nụ hôn nồng ấm của đôi tình nhân. Tình ca là những lời phủ dụ ngọt ngào của tình yêu như dòng suối róc rách từ thiên thu dành cho đôi tình nhân của bao miên man thế hệ, như một kẻ đồng lõa cho sự tồn tại của nhân loại. Xin cảm ơn Đấn Tạo Hóa đã ban cho loài người có trái tim biết rung động, có tâm hồn biết thổn thức để tình yêu và cuộc đời còn được thăng hoa bằng những bản tình ca. Nếu chim muông chỉ có một thời để ca hát, cỏ cây chỉ có một thời ssể xanh tươi, và loài người chỉ có một thời để sống và một thời để chết, thì xin hãy hát lên những bản nhạc tình để ngợi ca một thời để sống trước khi bước vào những nỗi khốn cùng buồn thảm của cái chết lẻ loi. Bởi vậy, tình ca là con đường tôi đã chọn và cưu mang một đời.Dù tôi có là chứng gian cho những cuộc tình không thực, nhưng ít ra tôi đã mang đến một chút hạnh phúc nhỏ nhoi, một chút kỷ niệm khó phai mờ cho những kẻ tình nhân của một thời yêu thương say đắm… Xin cảm ơn những kẻ tình nhân đã nâng niu những bản tình ca của tôi từ những thập niên qua như là nhân chứng cho tình yêu của mình, dù chúng có mang những nỗi hân hoan trong đôi mắt hay nụ cười, dù chúng có chứa chan những giọt lệ ngậm ngùi cho một đời tình ngắn ngủi. Xin các bạn hãy mở những trang tiếp theo, và hãy hát cho nhau nghe những lời tiếp tục ngợi ca tình yêu – cho tôi hay cho các bạn – vẫn mong là nỗi niềm của chúng ta một đời thủy chung dâng hiến” Luân Hoán |
Sưu tầm văn học nghệ thuật: Nguyễn Ngọc Duy Hân
Hân hạnh giới thiệu Nguyễn Ngọc Duy Hân Một nhà thơ, một nhà văn cũng là một họa sĩ, Duy & Hân hiện định cư tại Toronto, Canada. Các bút hiệu: Trịnh Tây Ninh, Ái Miên, Nguyễn Ngọc Duy Hân, Nguyễn Ngọc Duy Tuyển tập gồm 100 bài viết đã đăng trên tuần báo Thời Mới Canada, từ số 101 tới 199 - viết trong khoảng tháng Ba 2018 tới tháng Ba 2020. Mỗi trang là một bài viết ngắn, có khi chen vào vài câu thơ hoặc câu danh ngôn, cũng có khi là câu chuyện bằng tranh cho trẻ em học tiếng Việt. Mời bấm vào đọc sách dạng e-book, lật từng trang như sách thật Nếu ô quảng cáo hiện ra, bấm X để tắt đi. Mời bấm vào xem Viết Cho Yêu Thương # 2 dạng PDF Tuyển tập "Viết Cho Yêu Thương" số 1 gồm 100 bài từ số 1 tới 100 Về Miền Quá Khứ - Tập Nhạc Chép Tay Đây là tập nhạc Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, nhạc Tiền Chiến và nhạc Trẻ thời đó được chép bằng tay. Thời gian sau 1975, sách, nhạc Vàng bị đốt, mấy chị em đi mượn và bỏ giờ ra ngồi chép lại từng bản nhạc để giữ làm kỷ niệm. Tính tới nay sách đã cũ hơn 40 năm. Mời bấm vào đọc Tuyển tập "Những Viên Sỏi Nhỏ" "Đất Cũ" tập chuyện ngắn - Duy Hân thực hiện Nỗi Niềm Riêng Ta - Tập thơ bút hiệu Trịnh Tây Ninh Mời bấm vào xem trang blog của Duy Hân, gồm thơ nhạc, slideshow, hình ảnh |
Bản Quốc ca "O Canada!" lời Việt
Toronto, 2017-06-27 Thư gửi quý vị lãnh đạo tôn giáo, hội đoàn và chủ biên báo chí truyền thông. Kính thưa quí vị, Chúng tôi được biết Toronto Symphony Orchestra nhân dịp kỷ niệm Canada 150 năm lập quốc đã thâu hình và phổ biến Quốc ca Canada hát bằng 12 thứ tiếng trên TSO Canada Mosaic Web site (http://canadamosaic.tso.ca/anthem/). Do đó chúng tôi đã có dự án soạn và phổ biến lời Việt cho bản Quốc ca Canada để cộng đồng người Việt của chúng ta có thể góp mặt với các sắc dân khác trên trang mạng của TSO. Kết quả khởi đầu của dự án chúng tôi gồm có: - Lời Việt bản Quốc Ca "O Canada!" do Bắc Phong soạn. - Bản dịch lời Việt Quốc ca Canada sang tiếng Anh của Nguyễn Đình Phương. - Bản Quốc ca "O Canada!" lời Việt dưới dạng MP3 do Đoàn Chính hát với nhạc đệm của dàn nhạc giao hưởng TSO. - Youtube video bản Quốc ca "O Canada!" lời Việt (https://www.youtube.com/watch?v=6BLN9xnuvRE) Chúng tôi đã liên lạc với Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải và được ông khích lệ cũng như yểm trợ tích cực dự án qua những hành động cụ thể như: - Đệ trình lên thượng viện Canada ngày 20 tháng sáu bản quốc ca Canada lời Việt để được ghi nhận và lưu trữ. - Phổ biến bản Quốc ca Canada lời Việt trên trang Web của ông (http://senatorngo.ca/). - Viết văn thư cho TSO yêu cầu họ phổ biến thêm bản tiếng Việt Quốc ca Canada lên trang mạng TSO. Chúng tôi hy vọng dự án này cũng sẽ gây được sự hưởng ứng sâu rộng trong cộng đồng để chúng ta sẽ có thể cùng hát bản quốc ca Canada bằng tiếng mẹ đẻ mỗi khi chào cờ Canada trong những buổi sinh hoạt cộng đồng. Chúng ta có thể hát bản quốc ca Canada bằng tiếng Việt hay bằng tiếng Anh, Pháp cùng với tiếng Việt tùy theo tinh thần và phương thức tổ chức của mỗi buổi sinh hoạt. Do đó chúng tôi viết thư này để thỉnh cầu sự trợ giúp của quý vị trong việc giới thiệu bản Quốc ca Canada lời Việt đến tất cả những Cộng đồng người Việt tại Canada bằng cách: - Phổ biến bản ký âm Quốc ca Canada lời Việt trên báo chí và trang mạng truyền thông. - Phân phối bản in nhạc Quốc ca Canada tiếng Việt cho đồng bào trong các buổi sinh hoạt cộng đồng và mời đồng bào hát theo nhạc phát thanh. Trong tinh thần phục vụ cộng đồng bất vụ lợi, chúng tôi rất mong được quý vị yểm trợ để dự án này được hoàn thành tốt đẹp nhân dịp kỷ niệm 150 năm lập quốc Canada. Trân trọng, Đinh Ngọc Bôi, điều hợp viên dự án Trần Thái Lực, thành viên Nguyễn Đình Phương, thành viên Đoàn Chính, thành viên Kiều Duy Phong, thành viên Nguyễn Hải Việt, thành viên |
TS TRƯƠNG CÔNG HIẾU VỚI CÔNG TRÌNH TRƯỜNG TIỀN NƠI KINH THÀNH OTTAWA
TS TRƯƠNG CÔNG HIẾU VỚI CÔNG TRÌNH TRƯỜNG TIỀN NƠI KINH THÀNH OTTAWA Ngày 17/11/2019, Liên Hội Người Việt Canada và Cộng Đồng Người Việt Ottawa dành cho tôi vinh dự thuyết trình giữa lòng thủ đô Canada. Nghi thức chào quốc kỳ Canada và VNCH do ban Thủ Đô đồng ca là một sự tiếp nối giữa quê nhà và quê người. Trong số đồng bào ưu tư về tiền đồ đất nước tham dự có những vị đến từ Little Saigon bên nước Mỹ và các đô thị cận kề như Montréal, Québec ; còn lại là kinh thành Ottawa. Trong số các thân hữu hiện diện có tiến sĩ Nguyễn Hải Bình, nguyên giáo sư Đại học Luật Khoa Saigon tiêu biểu cho giới sĩ phu của VNCH cùng với phu nhân là nhà văn Nguyễn Lệ Châu, luật sư Lâm Chấn Thọ, người khởi xướng việc phục hoạt hiệp định Paris 1973, tiến sĩ Trương Minh Trí của Liên Hội Người Việt Canada, nhà hoạt động cộng đồng Lê Phan, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Ottawa, tiến sĩ Trương Công Hiếu và phu nhân Hiếu Tâm. Ngày hôm sau (18/11), tiến sĩ Trương Công Hiếu, nhà nhiếp ảnh Trần Hy Hiền, trưởng nam của GS Trần Chánh Thành, cựu ngoại trưởng VNCH, hai thân hữu Lê Phan và Chung Thế Hùng đã hướng dẫn tôi đi thăm một số di tích lịch sử của kinh thành Ottawa, trong số có cầu Trường Tiền. Thật đúng là duyên kỳ ngộ, ‘‘hữu duyên thiên lý năng tương ngộ’’ (有緣千里能相遇), vì cái tên ‘‘Trường Tiền’’ (場錢) có cấu trúc gần giống cầu sắt Alexandra nối liền Ottawa và Gatineau. Hữu duyên, vì cái tên tiền định ‘‘Trường Tiền’’ của cố đô Huế còn có nghĩa là xưởng đúc tiền. Cầu ‘‘Trường Tiền’’bắc ngang sông Hương có từ năm 1899. Trường Tiền có nghĩa là xưởng đúc tiền. Đồng tiền do cơ xưởng đúc có bốn chữ Cảnh Hưng Thuận Bảo : Ngoài cây cầu Trường Tiền, thủ đô Ottawa còn có xưởng đúc tiền (mint). Anh Lê Phan đã giới thiệu sở Trường Tiền của kinh thành Ottawa như sau : ‘‘Trong quyển sách ‘‘Lịch sử 100 năm của Nhà máy Đúc tiền Hoàng gia Canada’’ (Royal Canadian Mint 100 Years of History), tiến sĩ Trương Công Hiếu đã được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới đã thay đổi hệ thống đúc tiền bằng những kỹ thuật dùng kim loại và thép để làm cho đồng tiền mỏng hơn, nhẹ hơn và không bị rỉ sét.’’ (trích website Viet Vancouver). Hình chụp tiến sĩ Trương Công Hiếu trên tựa đề bài viết, phía trái đen trắng khi còn ở quê nhà, mắt hướng về tương lai. Phía bên phải nơi xứ người, mắt nhìn về cố hương. Năm 2006, ông đảm nhận chức vụ Tổng Giám Đốc Kỹ thuật của Sở Trường Tiền Canada (Royal Canadian Mint). Ngày 16/03/2018, vị Toàn quyền Canada ban tặng cho ông Huân chương Canada (Ordre du Canada). Huân chương này có từ năm 1967 là huy chương cao quý nhất của Canada, tưởng thưởng những vị cống hiến những công trình đặc biệt cho đất nước Canada. Anh Lê Phan còn cho biết tiến sĩ Trương Công Hiếu đã có công : - tinh chế 4 số 9 (.9999), được dùng làm tiêu chuẩn quốc tế từ năm 1982 ; - phát minh [COLOR=maroon], kỹ thuật sản xuất tiền xu với hình ảnh ba chiều (hologram). Tôi có vinh dự được tiến sĩ Trương Công Hiếu trao tặng đồng tiền Canada, một công trình tim óc của tiến sĩ, được tác giả Albert M. Bech ghi nhận như sau : ‘‘Trong 40 năm vừa qua, người có nhiều công lao nhất trong sự tiến bộ về ngành đúc tiền, người đã đóng góp nhiều nhất những kiến thức mới về ngành đúc tiền trên thế giới chính là Tiến sĩ Trương Công Hiếu của Sở Đúc tiền Hoàng gia Canada (trích Story of World Money Fair, Berlin). Nhờ sáng chế của tiến sĩ Trương Công Hiếu, đồng tiền Canada phát hành năm 2010 còn đem cả chiếc lá Érable nhuộm đỏ, quốc huy của Canada, sát cánh cùng (érable) sắc vàng, quốc kỳ VNCH. Biểu tượng vừa kể mà tiến sĩ Trương Công Hiếu thể hiện trên đồng tiền Canada chính là hành trình từ quê nhà đến quê người của ông, làm rạng danh quê cha đất tổ, nơi có cây cầu Trường Tiền bắc ngang đất Thần Kinh. Tôi mạo muội có bài đường thi cổ kính, riêng tặng tiến sĩ Trương Công Hiếu và phu nhân, để ghi lại kỷ niệm kinh thành Ottawa, nơi có Cơ xưởng Trường Tiền Hoàng gia Canada :
Sắc thắm hoàng kỳ mãi vẫn kiêu Đồng tiền ‘‘Tiến sĩ’’ Hiếu in nhiều ‘‘Trường Tiền’’để lại cho nhân thế Phát minh tiền bạc có ba chiều Trí tuệ quê nhà được kính nể Tâm huyết họ Trương có tuyệt chiêu Lá vàng Érable, quê hương Việt Phất phới tung bay thật mỹ miều.
Paris, 25/11/2019 |
Niagara Thác Đổ
Niagara Thác Đổ Còn hơn hai tháng nữa, tôi mới có dịp đến thuyết trình ở Ottawa nhưng Niagara thác đổ dường như đã ầm vang trong tâm tưởng. Niagara Canada khiến tôi bồi hồi nhớ lại Gougah của Đà Lạt năm xưa, tuy không hùng vĩ bằng, nhưng còn mang nguyên vẹn nét hoang sơ của núi rừng cao nguyên. Niagara trong ký ức tôi, ngoài tiếng thác đổ, còn là bút ký của Chateaubriand. Năm 2009, Sébastien Baudoin soạn luận án tiến sĩ về ‘‘La poétique du paysage dans l’œuvre de Chateaubriand’’ nói nhiều về chất thơ trong văn Chateaubriand. Đoạn văn ‘‘Dans les forêts du Nouveau-Monde’’ mở đầu bằng một ý tưởng chen lẫn giữa nhạc và thơ như sau : ‘‘Một đêm lạc bước trong khu rừng ngút ngàn, không xa thác Niagara ; tôi chợt thấy ánh chiêu dương tắt dần và cảm nhận trong nỗi cô liêu của núi rừng, cảnh trí tuyệt đẹp một đêm nơi miền hoang dã của Tân Thế Giới.’’ Trong đoạn cuối, tác giả chuyển hóa bút ký thành một tấu khúc tuyệt vời : ‘‘Auprès, tout était silence et repos, hors la chute de quelques feuilles, le passage brusque d’un vent subit, les gémissements rares et interrompus de la hulotte ; mais au loin, par intervalles, on entendait les roulements solennels de la cataracte de Niagara qui, dans le calme de la nuit, se prolongeaient de désert en désert, et expiraient à travers les forêts solitaires.’’ Chateaubriand sử dụng bảy nốt nhạc trong thang âm, nốt rê lưu lạc gặp lại nốt rê cố cựu (gamme dorienne). Nào ta hãy cùng nghe khúc nhạc dồn của tiếng thác Niagara, qua ngòi bút Chateaubriand : ‘‘(enten)dait, (prolon)geaient, (dé)sert, (dé)sert, (expi)raient, (tra)vers, (soli)taires.’’ Đó chính là tiếng thác đổ ngoài thiên nhiên và trong trong ngôn ngữ : ý tại ngôn ngoại (意在言外). Về ngôn từ, Chateaubriand viết ‘‘cataracte’’ thay vì ‘‘chute’’. Cataracte, gốc hy lạp, ghép lại hai chữ ‘‘kata’’ (bên dưới) và ‘‘rasso’’ (vỡ tan), vẽ nên một bức tranh nhân sinh. Ngọn nước từ lưng trời, đổ xuống thế nhân, vỡ tan thành bụi mờ trắng xóa. Tác giả dùng thì ‘‘imparfait’’, gốc tiếng latin, có nghĩa là dang dở. Cách dụng ngữ tượng thanh, là tiếng thác đổ tiếp nối chập chùng, giống như khúc đàn dang dở : ‘‘Symphonie inachevée’’. Đoạn văn của Chateaubriand rất khó dịch, tôi mạo muội chuyển ngữ với 7 chữ vần trắc : ắt, thể hiện bảy nốt nhạc trong nguyên bản tiếng Pháp. ‘‘Quanh đây hoàn toàn tĩnh lặng, ngoài vài chiếc lá rơi xào xạc, một cơn gió thoảng qua, tiếng chim rừng nức nở. Ngoài chốn xa, tiếng thác Niagara từng chặp đổ xuống hùng vĩ, trong đêm khuya vắng ngắt, nỗi se sắt chạy dài trong hoang vắng triền miên, chìm lắng giữa núi rừng vắng lặng.’’
Ý thơ của Chateaubriand hóa thân vào vần thơ Việt : Từ trời thác đổ xuống sườn non Quạnh quẽ duyên trao phận mỏi mòn Tháng đợi năm chờ sầu lặng lẽ Duyên kiếp lỡ làng nước cuốn tuôn.
Rừng cây bát ngát quanh triền đá Lẳng lặng mà nghe thác đổ dồn Biếng nhác chim rừng buồn chẳng hót Mây bay gió cuốn tựa cung đàn ! |